Với những sự biến đổi không ngừng của khí hậu đã làm cho ngành rượu vang bị đe dọa nghiệm trọng. Biến đổi khí hậu với thời tiết khắc nghiệt làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các giống nho khiến cho ngành rượu vang trên toàn cầu bị hạn chế nhiều mặt.
Chỉ số Rượu vang toàn cầu (Global Wine Index) do nhóm nghiên cứu bao gồm các kỹ sư, nhà địa chấn học, nhà khí tượng học, các nhà khoa học và các chuyên gia mới đây đã chỉ ra chi tiết các vùng sản xuất rượu vang tốt nhất thế giới đang có nguy cơ bị thiệt hại nặng nề vì biến đổi khí hậu.
Kết quả nghiên cứu tổng hợp và phân tích dữ liệu từ 11.000 nhà máy sản xuất rượu vang ở 131 quốc gia từ năm 1900 đến nay cho thấy đứng đầu danh sách các khu vực mà ngành công nghiệp rượu vang có nguy cơ bị xóa sổ là Mendoza của Argentina, nơi chịu ảnh hưởng của động đất, mưa đá, lũ lụt… với tần suất và cường độ cao gây trở ngại lớn cho việc trồng nho. Tiếp ngay sau đó là vùng Cahul ở tây bắc Slovenia, thung lũng Yaraqui ở Ecuador và Nagano ở Nhật Bản.
Một danh sách riêng dành cho các cường quốc rượu vang lớn nhất thế giới đang bị đe dọa từ các thảm họa thiên nhiên cũng được đưa ra, bao gồm Ý (sản xuất 4,9 tỉ lít/năm), Pháp (4,2 tỉ lít/năm), Tây Ban Nha (3,8 tỉ lít/năm), Mỹ (2,25 tỉ lít/năm), và Úc (1,25 tỉ lít/năm). Trong đó, các nhà nghiên cứu dự đoán Ý và miền nam Tây Ban Nha sẽ bị tổn thất nhiều nhất.
Hằng năm, ngành công nghiệp rượu vang mất hàng chục tỉ USD do thiên tai
Hằng năm, ngành công nghiệp rượu vang bị mất hàng chục tỉ USD do hư hại trong quá trình sản xuất, nhiều cây nho già bị thiệt hại do hậu quả của thời tiết khắc nghiệt và thiên tai. Ngay cả những rung động nhỏ từ các trận động đất cũng có thể gây ra những cú sốc, có khả năng phá hủy các phòng nếm rượu, hầm chứa rượu. Theo hãng thông tấn Sputnik, ngoài những tổn thất từ thiên nhiên, thị trường rượu vang thế giới cũng đang bị suy giảm chất lượng do tác động từ bức tranh kinh tế - chính trị chung với nhiều chính sách đang khá lỏng lẻo, chưa rõ ràng.
Các nhà nghiên cứu hi vọng rằng ngành công nghiệp rượu vang sẽ không rơi vào cảnh quá ảm đạm vì các nước sản xuất rượu vang khác như Anh, Canada và khu vực phía bắc Trung Quốc đang có kế hoạch tăng sản lượng, đồng thời tiếp tục cải thiện thị phần cũng như chất lượng sản xuất. Tuy nhiên, những kết quả trên vẫn là lời đánh thức để thúc đẩy mọi người hành động đối với thay đổi khí hậu và giúp các nhà sản xuất rượu đưa ra kế hoạch tốt hơn về các phương pháp trồng nho để giảm thiệt hại do thiên tai.
Nguồn: Đồ uống nhập khẩu, thăng long Plaza
-
Thủ tướng bổ nhiệm hai thứ trưởng Bộ Công an
-
Thị trường lao động Mỹ vẫn khan hiếm nguồn cung
-
Ấn Độ muốn cấm smartphone Trung Quốc dưới 3,5 triệu đồng
-
Hội Phụ nữ Việt Nam phát động tết trồng cây
-
7 năm tổ chức kỳ thi THPT và 6 vấn đề gây tranh cãi
-
Chủ tịch Hà Nội nêu 3 điều kiện để nới lỏng giãn cách xã hội sau ngày 15/9
-
Ukraine `trừng phạt` thêm 250 cá nhân và 46 tổ chức của Nga
-
Giá heo hơi hôm nay 11/2: Giảm theo các công ty chăn nuôi lớn
-
Làm giàu nhờ nguồn vốn tài chính vi mô
-
Những chú ngựa hy vọng