Không chỉ ở cách tính GDP, chúng ta cần phải thay đổi tư duy trong nhiều lĩnh vực khác nhằm đạt tiêu chuẩn quốc tế, chứ không thể mãi đi theo những cách làm... chẳng giống ai.
Tại hội nghị toàn ngành Kế hoạch và đầu tư ngày 7/8 tại Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "Cách tính GDP ở các địa phương hiện nay không sát thực tế và so với quốc tế, không giống ai". Câu nói khiến cả hội nghị râm ran tiếng cười như một cách thể hiện sự đồng tình, thừa nhận của số đông lãnh đạo nhiều địa phương về cách tính GDP không hợp lý, không theo chuẩn mực quốc tế ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều này đã được các chuyên gia kinh tế cảnh báo và lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ nêu và yêu cầu cụ thể các địa phương phải có cách tính lại GDP cho sát với thực tế, theo chuẩn mực quốc tế, với sự hướng dẫn của Tổng cục Thống kê.
Và theo thông lệ, sau hội nghị, một thông báo, văn bản cụ thể của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về nội dung trên sẽ là thành chỉ đạo chính thức, buộc các địa phương chấm dứt cách tính GDP "chẳng giống ai" như lâu nay vẫn làm.
Cách làm "không giống ai" đó đã được nhận biết do việc tính sai, tính trùng các số liệu... để lấy thành tích ở các địa phương. Và hậu quả của nó có thể dẫn tới những định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội sai lệch như Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh đã phân tích.
Cho nên, từ lâu, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF)... đã không dựa vào số liệu GDP của VN, mà thường tính toán theo chuẩn mực đã được thế giới công nhận. Và các chỉ số GDP do WB, IMF tính toán, thường thấp hơn chỉ số GDP mà Việt Nam công bố.
Hệ lụy của cách tính "không giống ai" đó đến nay vẫn hiển hiện trên nhiều mặt: các địa phương vẫn đua nhau xin, tăng đầu tư công để đạt GDP cao. Và đó là một trong các nguyên nhân dẫn đến lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp, làm tăng bội chi, nợ công... Tài nguyên đất đai, khoáng sản bị khai thác quá mức.
...và không chỉ GDP
Nhưng không chỉ có chỉ số GDP mà trên nhiều lĩnh vực kinh tế, khoa học, giáo dục khác ở VN cũng còn rất nhiều cách tính, cách làm "không giống ai" như vậy.
Trong ngành tài chính, lãnh đạo Bộ này vừa qua cũng đã thừa nhận có nhiều thủ tục, quy định về thuế, hải quan, bảo hiểm không đúng chuẩn mực quốc tế dẫn đến kéo dài thời gian nộp thuế của doanh nghiệp đến mức kỷ lục: 872 giờ nộp thuế/năm - một yếu tố kéo lùi đến gần chót bảng về thứ bậc xếp hạng môi trường cạnh tranh của VN.
Kiểm toán Nhà nước cũng đã thừa nhận, có những chuẩn mực kiểm toán của VN chưa đạt chuẩn mực quốc tế. Trong lĩnh vực đào tạo, cách thức đào tạo, cấp bằng tiến sĩ... của VN cũng chưa được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế...
Tất cả những cách làm "khác người", không đạt tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế như vậy vẫn đang khiến không ít lĩnh vực ở Việt Nam bị tụt hậu, kém xa trình độ phát triển của nhiều nước. Đành rằng, mỗi nước cũng có những đặc thù, có những cách làm khác nhau để thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội nhưng phải là những cách làm hay, khoa học để đạt được những tiến bộ mới. Còn những cách làm "không giống ai" ở VN, như cách tính GDP hiện nay của các địa phương là những cách làm không đúng, làm sai, làm trái để lấy thành tích... là những cách làm kéo lùi sự phát triển.
Mong rằng, qua phát biểu của Thủ tướng, một chỉ thị, văn bản pháp quy buộc việc tính GDP từ nay phải theo thông lệ quốc tế và đây là bắt đầu một bước ngoặt cho tiếp cận về tăng trưởng ở Việt Nam, từ bỏ những giả tạo, trở về với những số liệu có căn cứ, chuyển sang những thước đo thực tế và chính sách phát triển có hiệu quả hơn.
Và không chỉ ở cách tính GDP, những việc như phong tặng giáo sư, tiến sĩ, trong việc đào tạo, giáo dục, trong xây dựng, trong các tiêu chí về kế toán, kiểm toán... cũng phải nâng cao, để đạt tiêu chuẩn quốc tế, chứ không thể mãi đi theo những cách làm... chẳng giống ai.
Cách tính GDP không giống ai
Tại hội nghị toàn ngành Kế hoạch và đầu tư ngày 7/8 tại Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "Cách tính GDP ở các địa phương hiện nay không sát thực tế và so với quốc tế, không giống ai". Câu nói khiến cả hội nghị râm ran tiếng cười như một cách thể hiện sự đồng tình, thừa nhận của số đông lãnh đạo nhiều địa phương về cách tính GDP không hợp lý, không theo chuẩn mực quốc tế ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều này đã được các chuyên gia kinh tế cảnh báo và lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ nêu và yêu cầu cụ thể các địa phương phải có cách tính lại GDP cho sát với thực tế, theo chuẩn mực quốc tế, với sự hướng dẫn của Tổng cục Thống kê.
Và theo thông lệ, sau hội nghị, một thông báo, văn bản cụ thể của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về nội dung trên sẽ là thành chỉ đạo chính thức, buộc các địa phương chấm dứt cách tính GDP "chẳng giống ai" như lâu nay vẫn làm.
Cách làm "không giống ai" đó đã được nhận biết do việc tính sai, tính trùng các số liệu... để lấy thành tích ở các địa phương. Và hậu quả của nó có thể dẫn tới những định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội sai lệch như Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh đã phân tích.
Cho nên, từ lâu, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF)... đã không dựa vào số liệu GDP của VN, mà thường tính toán theo chuẩn mực đã được thế giới công nhận. Và các chỉ số GDP do WB, IMF tính toán, thường thấp hơn chỉ số GDP mà Việt Nam công bố.
Hệ lụy của cách tính "không giống ai" đó đến nay vẫn hiển hiện trên nhiều mặt: các địa phương vẫn đua nhau xin, tăng đầu tư công để đạt GDP cao. Và đó là một trong các nguyên nhân dẫn đến lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp, làm tăng bội chi, nợ công... Tài nguyên đất đai, khoáng sản bị khai thác quá mức.
...và không chỉ GDP
Nhưng không chỉ có chỉ số GDP mà trên nhiều lĩnh vực kinh tế, khoa học, giáo dục khác ở VN cũng còn rất nhiều cách tính, cách làm "không giống ai" như vậy.
Trong ngành tài chính, lãnh đạo Bộ này vừa qua cũng đã thừa nhận có nhiều thủ tục, quy định về thuế, hải quan, bảo hiểm không đúng chuẩn mực quốc tế dẫn đến kéo dài thời gian nộp thuế của doanh nghiệp đến mức kỷ lục: 872 giờ nộp thuế/năm - một yếu tố kéo lùi đến gần chót bảng về thứ bậc xếp hạng môi trường cạnh tranh của VN.
Kiểm toán Nhà nước cũng đã thừa nhận, có những chuẩn mực kiểm toán của VN chưa đạt chuẩn mực quốc tế. Trong lĩnh vực đào tạo, cách thức đào tạo, cấp bằng tiến sĩ... của VN cũng chưa được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế...
Tất cả những cách làm "khác người", không đạt tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế như vậy vẫn đang khiến không ít lĩnh vực ở Việt Nam bị tụt hậu, kém xa trình độ phát triển của nhiều nước. Đành rằng, mỗi nước cũng có những đặc thù, có những cách làm khác nhau để thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội nhưng phải là những cách làm hay, khoa học để đạt được những tiến bộ mới. Còn những cách làm "không giống ai" ở VN, như cách tính GDP hiện nay của các địa phương là những cách làm không đúng, làm sai, làm trái để lấy thành tích... là những cách làm kéo lùi sự phát triển.
Mong rằng, qua phát biểu của Thủ tướng, một chỉ thị, văn bản pháp quy buộc việc tính GDP từ nay phải theo thông lệ quốc tế và đây là bắt đầu một bước ngoặt cho tiếp cận về tăng trưởng ở Việt Nam, từ bỏ những giả tạo, trở về với những số liệu có căn cứ, chuyển sang những thước đo thực tế và chính sách phát triển có hiệu quả hơn.
Và không chỉ ở cách tính GDP, những việc như phong tặng giáo sư, tiến sĩ, trong việc đào tạo, giáo dục, trong xây dựng, trong các tiêu chí về kế toán, kiểm toán... cũng phải nâng cao, để đạt tiêu chuẩn quốc tế, chứ không thể mãi đi theo những cách làm... chẳng giống ai.
Nguồn: VTC News
{fcomment}
Tin nên đọc
-
Biệt thự nhà vườn chục tỷ trồng cả ổi, cóc của MC 'chân đất' Quyền Linh
-
Giáo viên “xuất ngoại” 8 tháng nhưng vẫn nhận lương ở trường cũ?
-
Mở rộng cổ phần hóa các đơn vị y tế, giáo dục
-
Apple khai tử dòng sản phẩm iPod sau hơn 20 năm ra mắt
-
Ra mắt xe bán tải Toyota Hilux 2015, có bản số tự động
-
Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đứng trước nguy cơ tụt hậu
-
Thuê xe tự lái dịp lễ 30/4: Giá không tăng nhưng phải thuê dài ngày
-
Hai bị cáo bạo hành bé gái 8 tuổi ở TP.HCM hầu tòa ngày mai
-
SLS: HĐQT phê bình Ban quản lý dự án
-
3 trường đại học Việt Nam có mặt trong Bảng xếp hạng Thế giới