Phiên giao dịch chiều 21/8: Khối ngoại trở lại, VN-Index "cất cánh"

Sau nhiều phiên bán ròng liên tiếp, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại trong phiên hôm nay, góp phần giúp VN-Index leo đỉnh thành công. Trong khi đó, lực chốt lời PVC và PVS khiến HNX-Index ngậm ngùi lùi lại sau.

Phiên giao dịch chiều 21/8: Khối ngoại trở lại, VN-Index

Bước vào phiên giao dịch chiều, dòng tiền tiếp tục ồ ạt đổ vào thị trường giúp VN-Index vọt lên sát mốc 617 điểm. Khi VN-Index tăng mạnh, luôn có lực cung chờ sẵn để tung ra, khiến chỉ số này bị đẩy lùi khả mạnh trở lại về gần với mốc 610 điểm. Tuy nhiên, cũng giống phiên sáng, lực cầu vẫn duy trì tốt, cùng với sự hỗ trợ của các mã lớn như GAS, MSN, VNM, VCB, VIC, BID, BVH, DPM, giúp VN-Index hồi trở lại và duy trì mức tăng tốt cho đến hết phiên.

Trong khi đó, HNX-Index lại không có được may mắn như VN-index khi lực chốt lời mạnh ở các mã dầu khí dẫn dắt như PVS, PVC, khiến chỉ số này quay đầu giảm điểm và ngậm ngùi với sắc đỏ.

Đóng cửa, sàn HOSE có 114 mã tăng, 93 mã giảm và 79 mã đứng giá. Chỉ số VN-Index tăng 6,24 điểm (+1,03%) lên 612,94 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 151 triệu đơn vị, trị giá 3.314,17 tỷ đồng. Vn30-Index tăng 4,5 điểm (+0,7%) lên 649,94 điểm với 18 mã tăng, 8 mã giảm và 4 mã đứng giá.

Còn sàn HNX có 97 mã tăng, 100 mã giảm và 75 mã đứng giá, chỉ số HNX-Index giảm nhẹ 0,05 điểm (-0,06%) xuống 83,01 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 67,94 triệu đơn vị, trị giá 887,62 tỷ đồng. HNX30-Index giảm 0,1 điểm (-0,06%) xuống 168,15 điểm với 9 mã tăng, 16 mã giảm và 5 mã đứng giá.

Giao dịch thỏa thuận trên sàn HOSE có đóng góp khá tích cực với 10,66 triệu đơn vị, trị giá 712,14 tỷ đồng. Riêng VIC thỏa thuận 8,33 triệu đơn vị với tổng giá trị đạt hơn 646 tỷ đồng. Trong khi giao dịch thỏa thuận trên HNX đạt hơn 3 triệu đơn vị, trị giá 32,69 tỷ đồng.

Trên HOSE, các cổ phiếu vốn hóa lớn và mang tính dẫn dắt như BVH, GAS, MSN, PVD, VCB, VIC, VNM… duy trì đà tăng khá tốt và là nguyên nhân chính giúp VN-Index tăng mạnh.

Trong đó, GAS tăng 2.000 đồng (+1,69%) với mức thanh khoản đạt hơn 1 triệu đơn vị. MSN lên mức cao nhất trong phiên với mức tăng 1.500 đồng (+1,78%), PVD tăng 3.000 đồng (+2,86%), VNM tăng 1.000 đồng (+0,88%), VCB tăng 700 đồng (+2,57%)…

Tuy nhiên, cũng có một số cổ phiếu đi ngược xu hướng của thị trường như FLC, FPT, PNJ, MBB… Trong đó, đáng chú ý là FLC, lực bán vẫn được tung ra mạnh, kéo FLC giảm mạnh 600 đồng (-4,76%) xuống 12.600 đồng/CP và có thêm hơn 10 triệu đơn vị được chuyển nhượng trong phiên chiều, nâng thanh khoản của FLC lên 23,32 triệu đơn vị.

Ngày mai (ngày 22/8) là hạn chót nộp tiền mua cổ phiếu cho đợt phát hành tăng vốn mới của FLC. Thị trường vẫn đang hồi hộp liệu lần tăng vốn nhà của FLC có suôi sẻ như đợt tăng trước đó.

ITA cũng không còn giữ được mốc tham chiếu và giảm điểm nhẹ 100 đồng xuống 8.100 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt 6,41 triệu đơn vị.

Đà tăng của các cổ phiếu này cũng ảnh hưởng tích cực lên tâm lý nhiều nhà đầu tư qua đó giúp dòng tiền vào các cổ phiếu midcap và penny cũng gia tăng. Các cổ phiếu vừa và nhỏ duy trì được sắc tim như CCI, CCL, HAX, KSH, LGL, PTC, RIC, TNT… Trong đó, CCL khớp hơn 1,47 triệu đơn vị, TNT cũng chuyển nhượng hơn 1 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán hấp thụ dòng tiền khá tốt. Trong đó, SSI tăng 300 đồng (+1,1%) với khối lượng khớp hơn 6,2 triệu đơn vị, HCM tăng 600 đồng (+1,65%) với gần 1,7 triệu đơn vị được chuyển nhượng, AGR đứng ở mốc tham chiếu và chuyển nhượng gần 1,42 triệu đơn vị.

Trái ngược với sàn HNX, nhiều cổ phiếu lớn trên sàn HNX quay đầu giảm điểm gồm SCR, PVS, KLF, PVC, VCG… khiến HNX-Index quay đầu.

Diễn biến trên HNX hôm nay khá đúng với nhận định của CTCK FPTS khi công ty này cho rằng, PVC đang có dấu hiệu tạo đỉnh và khi PVC đảo chiều, HNX-Index cũng sẽ đảo chiều theo.

Trong phiên hôm nay, PVC bị chốt lời khá mạnh trong phiên chiều khiến mã này có lúc giảm 500 đồng, trước khi đóng cửa giảm 100 đồng, xuống 28.900 đồng với 2,16 triệu đơn vị được khớp.

PVS cũng trong tình trạng tương tự và có lúc giảm 900 đồng, trước khi đóng cửa giảm 200 đồng, xuống 37.200 đồng với 4,52 triệu đơn vị được khớp.

Trong khi đó, PVX không còn tăng mạnh như phiên sáng khi chỉ duy trì được mức tăng tối thiểu lúc chốt phiên với tổng khớp 9,72 triệu đơn vị.

Nhà đầu tư nước ngoài sau chuỗi bán ròng đã trở lại mua ròng nhẹ trở lại trên cả 2 sàn, trong đó, mua ròng hơn 77 tỷ đồng trên HOSE và dưới 1 tỷ đồng trên HNX.
Thanh Thúy

{fcomment}