Sau nhiều khúc mắc nội bộ, CTCP Vận chuyển Sài Gòn Tourist dường như đã tạm ổn định để chuẩn bị tổ chức ĐHCĐ thường niên bầu thành viên HĐQT với kỳ vọng Ban lãnh đạo mới sẽ giúp Công ty thoát lỗ trong năm 2014.
Ngày 8/10 tới, STT sẽ tổ chức ĐHCĐ thường niên. Ngoài nội dung về tình hình hoạt động kinh doanh, một vấn đề quan trọng là Đại hội sẽ bầu bổ sung 4 thành viên HĐQT và 1 thành viên Ban kiểm soát còn khuyết. Có thể nói, với bộ máy lãnh đạo được “thay máu” tới 4/5 vị trí, cổ đông STT đang trông chờ đội ngũ lãnh đạo mới sẽ giúp Công ty thoát hiểm trong cửa hẹp.
Hiện STT đang phải đối mặt với nguy cơ hủy niêm yết bắt buộc do đã thua lỗ trong 2 năm liên tiếp (2012, 2013). Năm 2013, ĐHCĐ giao chỉ tiêu doanh thu 88,1 tỷ đồng, LNST hơn 8 tỷ đồng và trả cổ tức 2%, nhưng thực tế STT chỉ đạt doanh thu thuần 77 tỷ đồng, lỗ (trước khi trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi) 5,5 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2014, STT lỗ tiếp 3,7 tỷ đồng.
Nếu năm nay STT tiếp tục thua lỗ sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định của pháp luật chứng khoán. Rõ ràng đây là điều không cổ đông nào mong muốn. Bởi vậy, thời điểm nhạy cảm này, lựa chọn ứng cử viên nào đủ năng lực và tâm huyết để chèo lái con tàu thua lỗ STT đòi hỏi các cổ đông phải cân nhắc thận trọng.
Theo tìm hiểu của ĐTCK, có 6 ứng viên vào vị trí HĐQT, trong đó có 2 người Nhật là ông Kakazu Shogo và ông Ryotaro Ohtake, đại diện cho các cổ đông Nhật.
Ông Kakazu từng làm việc ở các vị trí quản lý tại CTCK New-S Securities Co (Tokyo, Nhật Bản). Từ năm 2011 đến nay, ông Kakazu giữ vị trí CEO và là người sáng lập Skirr Japan. Từ 1/9/2014, ông được lựa chọn cho vị trí CEO STT.
Ông Ryotaro hiện là Giám đốc All Corporation Co.
Các ứng cử viên người Việt có ông Nguyễn Văn Hồng, cổ đông nắm giữ 16% cổ phần STT.
Ông Phạm Hải Đăng hiện là Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Trường Phúc, một công ty đầu tư tài chính và kinh doanh bất động sản. Ông Đăng từng làm việc ở Vụ Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) và được đào tạo Thạc sỹ tại Đại học Quốc gia Úc.
Hai ứng cử viên khác là ông Lê Thành Long, Phó giám đốc Trung tâm dạy nghề bán công và ông Trần Mạnh Trí, Giám đốc Trung tâm dạy nghề bán công. Trung tâm này trực thuộc STT. Đáng chú ý, năm 2011, Trung tâm đã bị thanh tra toàn diện dẫn đến bị đình chỉ hoạt động đến giữa năm 2012.
8 tháng đầu năm nay, Trung tâm chỉ đạt doanh thu 360 triệu đồng, nhưng tổng chi phí đã lên tới hơn 354 triệu đồng (kế hoạch doanh thu cả năm là 1,36 tỷ đồng). Trong vụ lùm xùm đòi bán thanh lý tài sản hồi đầu tháng 7/2014 vừa qua khiến cổ đông phản ứng dữ dội, hàng loạt xe đào tạo của trung tâm này cũng được đề xuất bán thanh lý.
{fcomment}
-
Mua đất nhảy dù: Cuộc chơi mạo hiểm
-
EID đặt mục tiêu lợi nhuận thấp hơn năm ngoái
-
Đa dạng phương án tuyển sinh 2017
-
Phụ nữ đang thiếu máu có 5 biểu hiện điển hình: Bổ sung 5 món để tránh ốm yếu, già nua
-
Khu vườn tươi trẻ trên sân thượng trường ĐH ở Sài Gòn
-
Ca COVID-19 trẻ em tăng: Chuyên gia khuyến cáo các dấu hiệu chuyển nặng khi trẻ là F0
-
Sức hút của căn hộ 1 tỷ đồng tại Hà Nội
-
VKSND tỉnh Nghệ An thông báo tuyển dụng kế toán
-
Chuyển nhượng nhà đất, trốn thuế là… phổ biến
-
6 tháng, Viglacera tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng