Người dân ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang thường đùa với anh Nguyễn Văn Út là "chàng trai vừa có cả tình lẫn tiền", khi từ một chàng sinh viên khoa nông nghiệp của những năm 2000, đã khởi nghiệp thành công với "tình yêu cá". Mang về hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, anh chia sẻ bí quyết để có được thành tựu như ngày hôm nay.
Anh tâm sự, hồi ấy theo đuổi ngành nông nghiệp vì anh "trót yêu" giá trị tuyệt vời mà loài cá tra đem lại. Không chỉ là nguồn thực phẩm dồi dào dưỡng chất, giá trị của cá tra còn đóng vai trò là yếu tố khẳng định kinh tế Việt Nam trên thị trường quốc tế, khi hằng năm giá trị xuất khẩu cá tra đã góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những nước xuất siêu hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Vì thế, bằng sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, cùng với tình yêu của mình với loài cá đặc trưng, ngay khi tốt nghiệp, anh Út đã dấn thân khởi nghiệp khi trong tay chỉ có vài mẫu đất cằn cỗi của ba mẹ.
Sau khi dọn sạch khu đất, anh dựng nên một căn chồi và đào ao nuôi cá trên 5 công đất. Thời gian đầu, anh phải chật vật với việc tìm kiếm nguồn thức ăn và cách để quản lý đầu ra làm sao cho hiệu quả. Với "đội ngũ nhân sự" gồm ba mẹ, vợ chồng anh Hai và mình, quãng thời gian đó thật sự khó khăn với gia đình anh. Nhưng từ năm 2017 trở về sau, theo anh kể, nghề cá của vùng huyện Chợ Mới được cải thiện đáng kể khi nhiều hộ nuôi được ký hợp đồng hợp tác với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong khu vực.
Cũng kể từ đó, diện tích ao nuôi cá của anh Út mở rộng dần sau mỗi lần kéo cá, đến nay đã rộng hơn 10ha diện tích ao nuôi, cung cấp hàng trăm tấn cá mỗi niên vụ. Được bao quanh bởi rặng dừa cao thẳng tắp, hàng mồng tơi và rau muống lúc nào cũng xanh mướt một màu như muốn chứng minh rằng tiềm năng xen canh nông nghiệp và thủy sản đạt hiệu quả đặc biệt cao. Điểm xuyến thêm cho "trang trại" của mình, anh Út còn trồng thêm vô số các loại cây ăn quả khác nhau để lý tưởng hóa "khu vườn khi về hưu" của mình.
Hiện tại, anh Út đang không ngừng tăng thu nhập của mình bằng cách áp dụng kỹ thuật nuôi cá hiện đại và hiệu quả. Tính từ giữa năm 2017, khi anh bắt đầu cho đàn cá nhà mình sử dụng sản phẩm thức ăn được sản xuất từ Cụm công nghiệp Vàm Cống, thu nhập tính trung bình hàng năm đã lên đến 9 chữ số mỗi tháng. Và sức ảnh hưởng của nghề cá tra này ngày càng lan tỏa đến các huyện xung quanh.
Theo Bộ NN&PTNT, tại An Giang có trên 80% diện tích cá tra nằm trong các chuỗi liên kết của doanh nghiệp, tức nghĩa có gần 5.000ha ao nuôi cá được đảm bảo. Anh Út là một trong những hộ nuôi tiên phong hợp tác với Tập đoàn Sao Mai - một trong những tập đoàn có thế mạnh về thủy sản ở ĐBSCL. Cũng kể từ bước đi đúng đắn, gia đình anh trở thành một trong nhiều đại gia cá của vùng Chợ Mới. "Cứ cá tới size là công ty xuống bắt, nên hầu như tui không lo về đầu ra, rất ổn định. Công ty cũng ký cam kết giá không đổi khi giá cá trên thị trường giảm nên vì thế tui cũng đút túi ngon lành trăm triệu mỗi vụ mặc cho giá thị trường biến đổi như biểu đồ hình Sin" - anh Út cười tươi.
Kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào sản phẩm mình tạo ra, vì thế mà nguyên liệu đầu vào chính là yếu tố mà nhiều bà con nuôi cá đặc biệt quan tâm. "Nhất thức ăn, nhì giống tốt”" nên anh Út luôn lựa chọn thức ăn của Sao Mai SuperFeed. Không chỉ tốt về chất lượng thức ăn, hệ số thức ăn cũng dưới mức 1.4 giúp bà con hạ giá thành và tạo đồng lời nhiều hơn. Đồng thời thành phần Nucleotide có trong thức ăn của Sao Mai SuperFeed giúp tốc độ tăng trưởng và độ dày của thịt tăng đáng kể khi được thêm vào khẩu phần ăn của cá.
Không giấu nổi sự hào hứng khi kể với phóng viên, anh Út tâm sự từ khi cho cá ăn bằng sản phẩm của Sao Mai, đàn cá bu lại ăn rất đông. Nhìn đàn cá đang hăng say món mồi ngon, anh cảm động bởi những bao thức ăn chất chứa tinh hoa của kỹ thuật công nghệ, đã giúp cho gia đình anh trở nên khá giả hơn so với trước đây. "Trước đây thời gian ngủ tui còn không có vì mãi cặm cụi chăm sóc đàn cá nhỏ. Còn bây giờ tui được ngồi uống ly cà phê lạnh và theo dõi đội tuyển Việt Nam đá vòng loại World Cup rồi".