Theo các chuyên gia kinh tế, tỷ giá tăng sẽ hỗ trợ xuất khẩu, song lại tác động bất lợi đến nhập khẩu, nợ công, lạm phát. Tuy nhiên, cho đến nay, cán cân lợi - hại nghiêng về bên nào thì chưa ai dám chắc.
Trái với lo lắng về những tác động bất lợi đối với nềnkinh tếnước ta khi Trung Quốc phá giá nhân dân tệ,Ngân hàngNhà nước (NHNN) điều chỉnh tỷ giá, một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sáchtài chínhvà tiền tệ quốc gia lạc quan nhận định:“Hai động thái trên có thể giúp kinh tế tăng trưởng ít nhất 0,5%. Lý do là, Việt Nam nhập khẩu lớn nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, việc nhân dân tệ bị phá giá giúp DN Việt Nam nhập khẩu nguyên phụ liệu rẻ hơn, từ đó hạ giá thành sản xuất. Thêm vào đó, tỷ giá VND/USD lại được điều chỉnh tăng mạnh, xuất khẩu càng hưởng lợi. Rõ ràng, DN đang được hưởng lợi kép: nhập khẩu rẻ hơn, xuất khẩu đắt hàng hơn”, chuyên gia này nói.
Thừa nhận “lợi kép” nói trên, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG thừa nhận, với việc NHNN điều chỉnh tỷ giá, công ty này được lợi từ đơn hàng xuất khẩu dệt may. Tuy vậy, không phải DN nào cũng đồng tình với ý kiến này. Lãnh đạo CTCP Sản xuất và Thương mại may Sài Gòn lo ngại, việc USD liên tục tăng cao thực tế có thể gây hại cho nhà xuất khẩu, bởi sẽ khiến khách hàng giảm bớt số lượng đơn hàng.
Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC cũng cho rằng, lợi thế từ điều chỉnh tỷ giá sẽ không kéo dài, trong khi thách thức sẽ là rất lớn. “Việc điều chỉnh tỷ giá lần này sẽ có tác động tới các DN nhập khẩu, khi chi phí nhập khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu do đó có thể giảm xuống. Về xuất khẩu, chúng ta sẽ có lợi thế tương đối về giá, nhưng các bạn hàng cũng sẽ nhanh chóng yêu cầu người bán điều chỉnh giá để có thể cùng hưởng lợi từ việc Việt Nam điều chỉnh tỷ giá”, ông Hải nói.
Không chỉ có thể, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, việc tỷ giá tăng cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến nợ công. “Nợ của Chính phủ và nợ DN bằng ngoại tệ khá lớn. Vì vậy, tỷ giá tăng đồng nghĩa gánh nợ này cũng nặng lên”, ông Hiếu nhận định.
Theo phân tích của Công ty chứng khoán BSC, Việt Nam là quốc gia có định hướng xuất khẩu, việc NHNN tăng tỷ giá sẽ có tác động hai chiều. Theo đó, các ngành xuất khẩu như thủy sản, dệt may, cao su, công nghệ, dầu khí… sẽ được lợi. Ngược lại, một số ngành có cơ cấu nhập khẩu hoặc các ngành có mức độ vay ngoại tệ lớn như dược, nhựa, săm lốp, điện, vận tải biển, xi măng… sẽ gặp bất lợi.
Đáng ngại nhất là, việc Trung Quốc phá giá nhân dân tệ sẽ khiến hàng hóa giá rẻ có nguy cơ tràn vào Việt Nam, nhiều mặt hàng trong nước sẽ khó cạnh tranh trên sân nhà.
Rõ ràng, những tác động có lợi và bất lợi của điều chỉnh tỷ giá với nền kinh tế nước ta là đan xen nhau. Trong bối cảnh hiện nay, động thái điều chỉnh tỷ giá của NHNN là không thể tránh được và có thể, thời gian tới, tỷ giá vẫn còn biến động, vì mức điều chỉnh tỷ giá ở Việt Nam vẫn thấp so với nhiều quốc gia khác.
Chính vì vậy, giải pháp cần kíp nhất về cả trước mắt và lâu dài là DN cần nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm giá thành để chiếm lĩnh thị trường, không chỉ để đối phó với biến động tỷ giá trước mắt.
baodautu.vn
Nguồn Tin nhanh chứng khoán
-
Doanh thu cao kỷ lục năm 2021, Louis Vuitton tiếp tục tăng giá trên toàn cầu
-
TMS dự kiến vay VIB tổng cộng 387 tỷ đồng
-
SHI dự kiến tăng trưởng doanh thu 15%/năm
-
Nền kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 phục hồi mạnh mẽ
-
Thi tốt nghiệp THPT: Có thể bảo quản, chấm riêng bài thi của thí sinh diện F1
-
Cập nhật mới nhất lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2022 của sinh viên
-
Gỡ rối tranh chấp chung cư, nhìn từ góc độ pháp lý
-
Bí quyết giúp cụ bà 100 tuổi mới nghỉ hưu
-
Thị trường chứng khoán tiếp tục có quán tính giảm điểm
-
Phát hiện nhiều sai phạm tại hàng loạt bệnh viện thuộc Bộ Y tế