Giá cà phê hôm nay 21/6 trong khoảng 42.300 - 42.800 đồng/kg. VND càng rẻ so với USD, giá cà phê nội địa càng tăng. Hiện tượng tăng này cũng không phải vì do nhu cầu tiêu thụ mà do yếu tố tiền tệ.
Giá cà phê hôm nay 21/6: Thị trường nội địa có lúc trên 44 triệu đồng/tấn
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 42.300 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 42.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 42.700 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 42.700 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 42.600 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 42.700 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 42.600 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 42.600 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước hôm nay giảm nhẹ so với cùng thời điểm sáng qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 giảm 1 USD/tấn ở mức 2.064 USD/tấn, giao tháng 9/2022 giảm 2 USD/tấn ở mức 2.077 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York ngày đầu tuần nghỉ lễ, không giao dịch. Do vậy giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giữ ở mức 227,65 cent/lb, giao tháng 9/2022 là 227,4 cent/lb.
Trong phiên đầu tuần, giá cà phê Robusta tiếp tục xu hướng bán tháo như cuối tuần trước và giảm nhẹ. Mặc dù đồng USD giảm nhưng cũng không giúp cà phê lấy lại đà tăng, khi mà sàn New York nghỉ lễ.
Nhận định về thị trường, chuyên gia Nguyễn Quang Bình cho hay, sàn Robusta có một tuần biến động mạnh giữa mức cao/thấp nhất là 2.118 và 2.032 để chốt tại 2.079. Tuần này, vùng 2.090 - 2.094 vẫn là vùng đệm quan trọng. Nếu lúc nào đó London vượt lên khỏi và đóng cửa trên vùng này, khả năng phục hồi vẫn còn để tìm lên vùng trên 2.100. Hàng rào kháng cự 2.150 càng lúc càng cứng. London chỉ tăng cao hơn 2.150 khi có lượng giao dịch thật nhiều và đóng cửa trên mức ấy.
Ngược lại, nếu như mất ngưỡng 2.069 thì lại xuống vùng thấp và khu vực 2.032/2.033. Ông Bình phân tích, về kỹ thuật mà nói, thị trường muốn xuống nhưng có lẽ do lo ngại thời tiết Brazil trở rét bất ngờ nên giá Robusta vẫn lừng khừng không giảm sâu.
Vị chuyên gia cho biết thêm, giá cà phê nội địa thời gian qua lại không theo giá sàn phái sinh, giao dịch có khi trên 44 triệu đồng/tấn. Muốn bán giá cao hơn, người kinh doanh cần phải theo dõi tỷ giá USD với VND. VND càng rẻ so với USD, giá cà phê nội địa càng tăng. Hiện tượng tăng này cũng không phải vì do nhu cầu tiêu thụ mà do yếu tố tiền tệ.
Tuần này sàn London bước vào ngày thông báo đầu tiên (FND). Theo các chuyên gia, điều này sẽ mở ra một giai đoạn kinh doanh mới được thị trường mặc nhiên công nhận là giai đoạn “kinh doanh thời tiết” khi tin tức thời tiết sương giá mùa đông ở Brazil sẽ tác động mạnh lên các thị trường cà phê kỳ hạn thế giới.
Nguồn: kinhtedothi.vn
-
Doanh nghiệp Mỹ trở tay không kịp với tốc độ thương chiến
-
Mỹ tiếp tục gia tăng trừng phạt 'cứng rắn' với Iran
-
Dự báo thời tiết 6/8, Hà Nội mưa dông, đề phòng gió giật mạnh
-
Tòa tuyên hủy Nghị quyết ĐHCĐ bất thường Cơ khí điện Hà Nội
-
Quân đội đồng hành cùng Bình Dương kiểm soát dịch COVID-19
-
Thị trường bất động sản đang phát triển bền vững
-
Ba thói quen nhiều người trẻ Việt đang 'bức tử' dạ dày
-
Tin tức trong ngày 15/2: Vĩnh Phúc quyết không để lây lan Covid-19 cho Hà Nội
-
Bầu Đức sắp chế biến thịt bò, trồng chanh leo, sầu riêng
-
Tăng trưởng tín dụng, chờ “vớt vát” mùa cao điểm