Đã có dự đoán cho rằng Mỹ sẽ nhanh chân soán ngôi trực thăng Nga tại thị trường châu Âu thông qua các biện pháp trừng phạt để mang về cho mình lợi ích lớn.
Vấn đề mà các nước châu Âu gặp phải với máy bay trực thăng Nga mở ra cơ hội rất lớn cho nước Mỹ. Ý kiến này đã được nhà báo người Mỹ Dan Parsons chia sẻ trên tờ The Drive.
Các nhà khai thác trực thăng của Nga ở châu Âu (bao gồm cả sản phẩm quân sự lẫn dân sự đang bắt đầu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phụ tùng thay thế cho phi đội máy bay lên thẳng của họ.
Liên quan đến các lệnh trừng phạt, nguồn cung cấp hàng hóa từ Liên bang Nga bị hạn chế nghiêm trọng và việc bảo trì đối với máy bay trực thăng đang bị đặt ra thách thức lớn. Theo nhà báo Dan Parsons, tình hình hiện nay ở châu Âu mở ra cơ hội rất lớn cho các nhà sản xuất Mỹ.
“Các quốc gia Đông Âu là thành viên NATO, hoặc muốn thắt chặt quan hệ với Mỹ cũng như các đồng minh của Washington ở châu Âu sẽ gặp khó khăn trong việc mua phụ tùng thay thế cho thiết bị quân sự nguồn gốc Nga mà họ đang vận hành".
"Điều này đặc biệt đúng đối với trực thăng (cả trong phiên bản dân sự lẫn quân sự) bởi những phương tiện như vậy cần được bảo dưỡng và đại tu liên tục để có thể vận hành một cách an toàn”, nhà báo Parsons cho biết.
Mỹ tin rằng họ sẽ có thể bán trực thăng UH-60 Black Hawk của mình cho các nhà khai thác thiết bị của Nga ở châu Âu, chẳng hạn như để thay thế những máy bay lên thẳng Mi-8 và Mi-17.
Cần nhắc lại đó là các phiên bản của trực thăng vận tải đa dụng Mi-8 cũng như Mi-17 đang được sử dụng rộng rãi bởi Bulgaria, Hungary, Croatia, Cộng hòa Séc, Latvia, Litva, Ba Lan, Slovakia, Thổ Nhĩ Kỳ và một vài nước khác trong khu vực.
Tất cả những nhà khai thác nói trên sẽ phải giải quyết những vấn đề liên quan đến sự sẵn có của phụ tùng thay thế và hiện đại hóa phi đội máy bay trực thăng của họ trong tương lai không xa.
“Sẽ rất thú vị khi nhìn sang Đông Âu, với điều kiện nhiều người trong số họ bay trên trực thăng của Nga, khách hàng có thể sẽ không thể mua phụ tùng thay thế và nhìn sang phương Tây khi đội bay cạn kiệt thời gian dự trữ".
"Chúng tôi chắc chắn muốn cung cấp cho họ trực thăng Black Hawk như một giải pháp thay thế, ngoài vấn đề đảm bảo khả năng hoạt động, ưu thế của dòng máy bay lên thẳng này trước Mi-8/17 của Nga là rõ rệt”, một nguồn tin trong ngành công nghiệp hàng không Mỹ nói với tờ The Drive.
Trong khi đó, hợp đồng sản xuất trực thăng Black Hawk của Sikorsky với Quân đội Mỹ sẽ hết hạn vào khoảng năm 2027. Công ty rất muốn nhận được đơn đặt hàng mới để có thể tiếp tục công việc của mình trong 5 năm nữa.
Mi-17 của Nga và Black Hawk của Mỹ có rất nhiều điểm chung. Cả hai trực thăng đều có kích thước gần giống nhau và được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tương tự.
Tuy nhiên trực thăng Nga có trọng lượng cất cánh lớn hơn nhiều và được nhận xét phù hợp hơn khi hoạt động trong các điều kiện khắc nghiệt. Đặc biệt, nó hoạt động tốt trong thời tiết nắng nóng ở độ cao lớn.
Trong khi đó Black Hawk lại có độ linh hoạt cao hơn hẳn, mang theo trang thiết bị điện tử hàng không cực kỳ tinh vi và cũng có tính đa dụng tốt hơn khá nhiều.
Nguồn: https://anninhthudo.vn/my-thu-loi-lon-khi-chau-au-gap-rac-roi-voi-truc-thang-nga-post503613.antd
-
Obama: Ông Tập củng cố quyền lực nhanh, khiến các láng giềng lo ngại
-
Thăm ngôi nhà trăm cột
-
Cổ đông Talanx tiếp tục được bầu vào Ban Kiểm soát PVI
-
Thương hiệu bóng đèn cao cấp nào đang được đánh giá tốt nhất, uy tín nhất thị trường?
-
Điểm chuẩn cao nhất vào lớp 10 công lập tại Đà Nẵng là 57,50
-
Cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng cntt hướng đến mô hình văn phòng không giấy
-
'Bong bóng' vàng đang ngày càng phình to?
-
Giá xăng dầu hôm nay 22/6: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế
-
Bảo hiểm công trình xây dựng, chỉ nhà thầu nhỏ trốn tránh?
-
Tỷ phú Paul Singer, bí quyết tạo thương hiệu "cha đẻ của quỹ kền kền”