Những điều cần làm khi bị rắn độc cắn

Đường xâm nhập của nọc độc rắn vào cơ thể theo con đường mạch bạch huyết (không phải mạch máu thông thường). Con đường di chuyển nọc độc này sẽ trở nên nhanh hơn và nhiều hơn khi cơ thể vận động.

Rắn lục cắn: Chỉ nẹp, không được ép bất động

Thông tin rắn lục đuôi đỏ xuất hiện ở nhiều nơi làm người dân hoang mang lo lắng. TS, BS Nguyễn Kim Sơn – Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Đường xâm nhập của nọc độc rắn vào cơ thể theo con đường mạch bạch huyết (không phải mạch máu thông thường).

Con đường di chuyển nọc độc này sẽ trở nên nhanh hơn và nhiều hơn khi cơ thể vận động. Nếu nạn nhân, đặc biệt vùng cơ thể bị cắn không được hạn chế vận động thì nọc sẽ xâm nhập nhanh hơn.

Cách sơ cứu nhanh nhất khi bị rắn cắn là phải tuân thủ mục tiêu làm chậm sự hấp thu của nọc độc vào hệ thốngtuần hoàn. Như thế sẽ bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, kiểm soát các triệu chứng nguy hiểm xuất hiện sớm và ngăn chặn các biến chứng trước khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế.

Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc đặc hiệu).

Chuyên gia về điều trị rắn cắn Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: Đầu tiên cần động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng. Tuyệt đối không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chi bị cắn bằng nẹp vì bất kỳ sự vận động nào của chi hoặc co cơ đều làm tăng sự vận chuyển của nọc độc về tuần hoàn hệ thống. Cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn vì có thể gây chèn ép khi chi sưng nề.

Những điều cần làm khi bị rắn độc cắn - 1

Đây là hình ảnh sơ cứu của ép bất động. Biện pháp nàykhông được dùngkhi bị rắn lục cắn.

Khi bị rắn lục cắn, người sơ cứu chú ý không băng ép bất động vì có thể làm nặng thêm tổn thương tại chỗ.

Sau đó, nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời với việc duy trì băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân liệt thì khai thông đường hô hấp (tư thế, hút đờm rãi,…), hô hấp nhân tạo.

Tránh can thiệp vào vết cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng sự hấp thu nọc và dễ chảy máu thêm.

Không áp dụng các biện pháp sau khi bị rắn cắn

Garô:Garô tức là làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch (mạch máu vận chuyển máu từ tim đi nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể), gây đau, rất nguy hiểm và không thể duy trì lâu (không quá 40 phút), chân tay rất dễ bị thiếu máu nguy hiểm. Nhiều trường hợp sau đó phải cắt cụt chân tay vì garô.

Trích, rạch, châm, chọctại vùng vết cắn với biện pháp này. TS Sơn cho rằng các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy các biện pháp này không có lợi ích, rõ ràng gây hại thêm cho bệnh nhân như tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh,... nhiễm trùng nặng thêm.

Hút nọc độc.Biện pháp này được sử dụng nhiều và TS Sơn cho rằng không có lợi ích gì. Các nhà sản xuất thiết bị hút đặc biệt ủng hộ việc dùng các sản phẩm của họ nhưng không đáng tin cậy. Các thiết bị hút này không có hiệu quả và thậm chí còn làm vết thương nặng thêm.

Biện pháp chườm đá (chườm lạnh)đã được chứng minh rõ ràng có thể gây hại. Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo đều không có ích lợi, nếu đắp tại vết cắn dễ gây nhiễm trùng thêm, khi uống có thể gây hại cho nạn nhân.

Nhiều thuốc y học dân tộcdùng dạng uống đặc biệt dễ gây nguy hiểm thêm cho nạn nhân như gây co giật (vì có chứa mã tiền) mặc dù không chữa được liệt, gây đau bụng, nôn, ỉa chảy rất nặng sau đó là mất nước, mất muối, bị sốt hoặc tắc ruột vì táo bón,...

Sử dụng"hòn đá chữa rắn cắn"cũng không có lợi ích gì. Ngoài ra, biện pháp gâyđiện giậtcũng không nên làm. TS Sơn liên tục nhấn mạnh đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có huyết thanh kháng nọc rắn để cấp cứu cho bệnh nhân.

Theo 24h

{fcomment}