Những thực phẩm gây dị ứng

Một số thực phẩm hoặc chất phụ gia gây ra những phản ứng có hại cho cơ thể như:

Thức ăn rất cần thiết cho sự sống vì giúp cơ thể tồn tại và phát triển. Không bàn đến những thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng hay hóa chất độc hại vốn là kẻ thù của cơ thể, cũng có những loại thực phẩm chất lượng bảo đảm và an toàn vệ sinh nhưng khi vào cơ thể lại gây bệnh, chúng được gọi là dị ứng thực phẩm.

Khác với các thức ăn không bảo đảm vệ sinh có thể gây bệnh hàng loạt, dị ứng thức ăn chỉ xảy ra lẻ tẻ. Ví dụ đa số người hấp thu tốt sữa bò thì một tỉ lệ nhỏ trẻ em và người lớn lại bị tiêu chảy khi dùng thực phẩm này do thiếu men lactose. Hay khi ăn hải sản có người lại bị nổi mề đay, phù, viêm mũi..., làm nặng thêm các bệnh đã có sẵn như chàm, hen.Dị ứng thực phẩm.

- Lạp xưởng, giăm bông thường có chất bảo quản là sodium nitrit để chống ôxy hóa và kháng khuẩn. Với liều trên 20 mg có thể gây nổi mề đay, đỏ mặt, nhức đầu.

- Một số thực phẩm có gia vị như cà ri, tiêu, ớt, chanh, giấm có thể gây đau thực quản. Gan gà, vịt có chứa nhiều vitamin A rất tốt cho trẻ nhưng ăn quá nhiều thì dễ bị ngộ độc vitamin A (hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy...). Ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất purin (có nhiều trong phủ tạng động vật) có thể dẫn tới tăng axít uric máu và gây bệnh gút.

Những thực phẩm gây dị ứng - 1

Thức ăn rất cần thiết cho sự sống vì giúp cơ thể tồn tại và phát triển.

- Trứng các loại gia cầm có chứa các chất gây dị ứng như ovalbumin, ovomucoid có thể gây nổi mề đay ở một số người dùng.

- Các loại cá như cá ngừ, cá trích...; các thức ăn lên men như nem, tré, tương, chao...; các thức bị ươn, hư thường có tyramin, histamin. Trong một bữa ăn nếu lượng histamin từ 70-1.000 mg có thể gây đỏ mặt, khó thở, nhức đầu, đau bụng, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp. Còn tyramin gây co mạch, tăng tiết noradrenalin từ các đầu dây thần kinh khiến người ăn bị nhịp tim nhanh, hồi hộp...

Trong các trường hợp dị ứng thực phẩm, thường thì sau 7-14 ngày, chất gây dị ứng bị đào thải ra khỏi cơ thể. Thời gian dị ứng chấm dứt tùy thuộc vào độ tuổi, loại thực phẩm và từng cá thể. Ví dụ như dị ứng sữa bò, sẽ có đến 80% trẻ hết bị dị ứng loại thực phẩm này vào lúc 1 tuổi và hoàn toàn hết hẳn khi được 3 tuổi. Ở người lớn, tỉ lệ này thấp hơn, khoảng 1/3 hết biểu hiện dị ứng với thực phẩm sau 1-2 năm ăn kiêng các loại gây dị ứng. Khi bị dị ứng thực phẩm, cần loại trừ hoàn toàn mọi chế phẩm từ thực phẩm đó. Nếu dị ứng với sữa bò thì không dùng bơ, kem, sữa chua...

Khi kiêng ăn một loại thực phẩm trong 7-14 ngày mà các biểu hiện dị ứng không giảm thì thực phẩm này không phải là nguyên nhân gây dị ứng nên có thể dùng được. Thuốc ít có tác động trong dị ứng thực phẩm.

{fcomment}