Nửa đầu năm nay, khi Thông tư 02 còn chưa có hiệu lực, nợ xấu của nhiều ngân hàng đã tăng đột biến, trong đó có cả các ngân hàng lớn.
Trong khi tăng trưởng tín dụng của Vietinbank tăng thấp, chỉ ở mức 0,4% trong 6 tháng đầu năm thì nợ xấu của nhà băng này tăng gấp 2,5 lần trong cùng thời gian.
Cụ thể, đến cuối tháng 6/2014, Vietinbank có tổng cộng 9.575 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng hơn 6 lần từ hơn 500 tỷ đồng lên trên 3.250 tỷ đồng.
Nợ nghi ngờ tăng hơn 3 lần từ trên 1.000 tỷ đồng lên gần 3.250 tỷ đồng và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) cũng tăng hơn 40% lên 3.172 tỷ đồng. Với tổng dư nợ 377.992 tỷ đồng, số nợ xấu trên chiếm 2,53%, dù vẫn ở mức an toàn là dưới 3%, song đã tăng rất nhiều so với tỷ lệ 1% cuối năm ngoái.
Nợ xấu tăng cao đã kéo theo chi phí trích lập dự phòng trong quý II/2014 của Vietinbank tăng 35% so với cùng kỳ lên trên 690 tỷ đồng. Lũy kế, dự phòng 6 tháng của Ngân hàng đạt trên 1.700 tỷ đồng. Kết quả, 6 tháng đầu năm, Vietinbank lãi sau thuế 3.024 tỷ đồng, giảm 3% so cùng kỳ một năm trước.
6 tháng đầu năm nay, nợ xấu của Vietcombank vẫn tăng đến 70%. Báo cáo tài chính quý II cho thấy, ngân hàng này có tổng cộng 9.031 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 3,09% tổng dư nợ, song trong đó, riêng nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) là 4.765 tỷ đồng, tăng 70,7% trong vòng 6 tháng.
Cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu Vietcombank chỉ dừng ở mức 2,73% và nợ có khả năng mất vốn chưa đến 2.800 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro của Vietcombank 6 tháng đầu năm nay là trên 2.400 tỷ đồng, tăng 20% so cùng kỳ, nên lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 2.846 tỷ đồng và sau thuế 2.223 tỷ đồng, nhưng vẫn tăng lần lượt 9,3%, 12,5% so cùng kỳ.
Tương tự, tại Eximbank, báo cáo tài chính của Ngân hàng cho biết, đến 30/6, tổng tài sản, huy động vốn và tín dụng của ngân hàng này đều tăng trưởng âm, trong khi nợ xấu lại có xu hướng tăng.
Cụ thể, tổng tài sản đạt 132.064 tỷ đồng, giảm hơn 37.000 tỷ đồng, tức 22,2% so với cuối 2013. Tiền gửi của khách hàng cũng giảm 3% xuống 77.092 tỷ đồng, trong khi cho vay ra giảm 3,7% với dư nợ 80.275 tỷ đồng. Nhưng đến 30/6, Eximbank có 2.364 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 2,94% tổng dư nợ, tăng 43% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm hơn một nửa. Cuối 2013, tỷ lệ nợ xấu chỉ là 1,98% với 1.652 tỷ đồng. Vì thế, dự phòng rủi ro của Eximbank tăng mạnh 40,4% trong quý II và 6 tháng tăng 88,5% so với cùng kỳ. Kết quả, Eximbank chỉ đạt 664 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế 515 tỷ đồng, giảm lần lượt 12,1% và 11,4% so cùng kỳ năm trước.
Tổng cộng đến 30/6, MB cũng có 2.915 tỷ đồng nợ xấu, tăng gần 770 tỷ đồng so với đầu năm và chiếm 3,1% trên tổng dư nợ so với mức 2,46% cuối 2013.
Nợ xấu ngân hàng tăng nhanh, theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh, một phần do phát sinh từ khoản vay cũ trước đây khi sức khỏe của doanh nghiệp yếu dần, nhưng đối với khoản vay mới, dù đã được ngân hàng kiểm soát kỹ chất lượng tín dụng, vẫn khó hạn chế tối đa rủi ro nợ xấu trước tình hình sức mua yếu, tồn kho tăng. Trong khi đó, tính chất của hoạt động ngân hàng là thẩm định ở thời điểm hiện tại, nhưng cho vay trong tương lai.
Theo đánh giá của một thành viên trong Hội đồng tư vấn chích sách tài chính, tiền tệ quốc gia, khả năng nợ xấu của các ngân hàng sẽ còn tăng trong thời gian tới khi phải thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02 và Thông tư 09.
{fcomment}
-
Làng gốm Chăm Bàu Trúc khôi phục sản xuất trong tình hình mới
-
Minh Phong Audio – Thế giới âm thanh chuyên nghiệp
-
Tận hưởng cuộc sống an lành tại căn hộ xanh của Toan Tien Housing
-
Hà Nội tiếp tục “sờ gáy” 21 doanh nghiệp bán hàng đa cấp
-
'Khai tử' thẻ từ ATM: Hướng dẫn cách đổi thẻ chip mới nhất
-
Doanh nhân Lê Viết Hải, CEO địa ốc Hòa Bình: Chỉ tinh thần thép thôi chưa đủ
-
Đề xuất Tết Nguyên Đán không được nghỉ bù
-
iPhone 14 tăng giá đến 6 triệu đồng
-
Thực phẩm rẻ tiền là khắc tinh của bệnh ung thư
-
Tân Tổng giám đốc VinaPhone: Nếu làm không tốt, tôi sẽ từ chức