Tình hình nợ xấu tiếp tục diễn biến phức tạp và phát sinh không chỉ với khoản vay cũ, mà ngay cả những khoản vay mới đã được kiểm soát. Để xử lý được tài sản thế chấp thu hồi nợ xấu là một bài toán phức tạp.
Rủi ro nợ xấu tăng
Phó tổng giám đốc một ngân hàng cho biết, trong bối cảnh tín dụng sản xuất - kinh doanh chưa có dấu hiệu tăng, các ngân hàng đang tập trung đẩy mạnh tín dụng xuất khẩu. Tuy nhiên, do thị trường xuất khẩu thủy sản, gạo… không thuận lợi, các DN hoạt động trong lĩnh vực này gặp khó khăn, khiến nợ xấu gia tăng. Nhiều khoản nợ nhóm 2 chuyển xuống nhóm 3, nhóm 4 rất nhanh, khiến ngân hàng không kịp trở tay.
Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng như Navibank, Southern Bank… vẫn ở mức cao trên 3%, thậm chí ở một số nhà băng lớn luôn kiểm soát tốt nợ xấu cũng có xu hướng tăng lên, đòi hỏi trích dự phòng rủi ro cao. ACB 6 tháng đầu năm trích dự phòng rủi ro tín dụng trên 500 tỷ đồng, OCB trích dự phòng rủi ro tín dụng hơn 100 tỷ đồng, khiến lợi nhuận của hai nhà băng này bị ảnh hưởng.
Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần nhìn nhận, khác với trước đây, việc kiểm soát rủi ro tín dụng hiện nay không nằm hoàn toàn trong tầm tay của ngân hàng.
Có thể khách hàng đang có dự án kinh doanh tốt, nhưng không thể nói trước được là trong quá trình sản xuất - kinh doanh có khó khăn hay không. Nếu ngân hàng bỏ qua không cho vay, cả DN và ngân hàng sẽ bỏ qua cơ hội kinh doanh, nên trong quá trình đánh giá khách hàng, đòi hỏi ngân hàng đánh giá được “sức khỏe” của DN trong quá khứ, dự báo được tương lai và triển vọng phát triển của nền kinh tế cũng như khách hàng.
Mặt khác, hệ thống quản lý tín dụng của ngân hàng cũng phải được thực hiện tốt, không chỉ quản lý được tài sản đảm bảo là hàng hóa, mà còn quản lý được tình hình tài chính, kinh doanh của khách hàng, có như vậy, ngân hàng mới hạn chế được rủi ro nợ xấu.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP. HCM cho biết, rủi ro nợ xấu từ các khoản vay mới của ngân hàng vẫn tăng. Chính vì vậy, dù đã ra sức xử lý, nhưng nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn Thành phố vẫn ở mức 4,65%, không giảm so với đầu năm nay. Nguồn xử lý nợ xấu của các ngân hàng chủ yếu từ dự phòng rủi ro. Trong 8.000 tỷ đồng nợ xấu được xử lý trong 7 tháng đầu năm của các ngân hàng trên địa bàn có gần 7.000 tỷ đồng xử lý bằng nguồn dự phòng.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh cho rằng, cách duy nhất để xử lý nợ xấu lúc này đối với ngân hàng là phải hy sinh lợi nhuận để trích lập dự phòng, khó có thể kỳ vọng vào việc xử lý nợ bằng phát mãi tài sản đảm bảo và xử lý nợ thu hồi tiền mặt.
Khó phát mãi tài sản
Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, nếu sợ rủi ro mà ngân hàng đóng cửa không cho vay thế chấp bằng hàng hóa thì khoảng 70% tín dụng phải dừng và quay sang cho vay thế chấp bằng bất động sản (BĐS).
Theo số liệu của NHNN, hiện có tới 65% tài sản thế chấp là BĐS. Thế nhưng, để phát mãi được tài sản đảm bảo là một bài toán khó đối với ngân hàng hiện nay. Bởi giá BĐS hiện đã giảm nhiều so với trước, trong khi người đi vay và kể cả ngân hàng không muốn giảm giá bán tài sản đảm bảo.
“Chưa có quốc gia nào mà việc phát mãi tài sản thế chấp, nhất là tài sản đảm BĐS lại khó khăn, nhiêu khê như Việt Nam. Trong khi đó, để kỳ vọng BĐS ấm lên trong tương lai gần là rất khó”, một chuyên gia lĩnh vực tiền tệ nói và cho rằng, tỷ lệ bán tài sản để thu hồi nợ hiện chỉ chiếm khoảng 1/10 trong tổng số nợ xấu được xử lý.
Đại diện Agribank chia sẻ, một khó khăn khác là ngân hàng không thể đơn phương phát mãi tài sản. Đồng thời, nếu bán tài sản mà giá trị giảm so với khoản nợ được thu hồi, khách hàng không hợp tác để thanh toán nốt khoản nợ còn lại.
Các ngân hàng đã đưa ra nhiều phương án để xử lý nợ xấu như sau khi bán 6.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, SCB phân ra thành 3 loại, bao gồm nợ bán, nợ tái cơ cấu và nợ kiện ra tòa. Lợi thế của SCB là tất cả các khoản nợ đều có tài sản đảm bảo là BĐS. Tuy nhiên, theo ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB, với nền kinh tế hiện tại, việc xử lý tài sản là không dễ dàng.
Đối với những dự án BĐS đang xây dở dang, chủ đầu tư thiếu vốn không thể tiếp tục thực hiện dự án, SCB sẽ rao bán, chuyển nhượng cho các ngân hàng khác có nhu cầu mua.
Phương án thứ hai được Ngân hàng đẩy nhanh tiến độ là bán dự án BĐS cho chủ đầu tư khác. Thời gian qua, SCB làm việc với nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước để bán những dự án đang xây dựng để thu vốn về.
Đối với nợ xấu trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, phần lớn ngân hàng chủ động trích lập dự phòng (trích lập dự phòng 6 tháng đầu năm của SCB gần 100 tỷ đồng). Lũy kế từ cuối năm 2013 đến nay, tổng dự phòng rủi ro mà SCB đã trích lập lên đến 3.100 tỷ đồng.
Để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, khơi dòng chảy tín dụng, TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, cần khơi thông được những bế tắc hiện tại trong xử lý tài sản đảm bảo.
{fcomment}
-
Giá vàng trong nước tăng trở lại, cao hơn giá thế giới hơn 15 triệu đồng/lượng
-
Peugeot 208 GIT bản facelift có giá khoảng 19.145 USD
-
Cơn sóng nhà giá rẻ đang lan rộng
-
Siêu xe Maserati MC20 độ cực chất của David Beckham
-
MG sắp ra mắt SUV điện Marvel RMG sắp ra mắt SUV điện Marvel R
-
Stanley Ho quyền lực “sòng bài” vẫn rất ấn tượng
-
ĐHCĐ HAG: Giá cao su thấp, lợi nhuận vẫn tăng trưởng nhờ bò
-
Giá lúa gạo lại tăng vọt
-
Tổng thống nước Cộng hòa Sierra Leone và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
-
Dự thảo quy định nộp thuế bằng ngoại tệ: Cần có thêm hướng dẫn cụ thể