Độ tuổi kết hôn ngày càng muộn nên ngày càng nhiều người trẻ gặp áp lực giục cưới từ bố mẹ, ông bà. Không ít người bị gọi là 'bất hiếu' vì chưa muốn kết hôn, sinh con đẻ cái.
01. Áp lực giục cưới mỗi ngày
Một câu hỏi được đặt ra trên mạng như sau: "Tôi có nên lấy chồng vì cha mẹ không?"
Chịu nhiều áp lực giục cưới, nhiều người đồng cảm và chia sẻ quan điểm của mình. Đa số câu trả lời có thể chia thành 2 hướng:
Một nhóm cho rằng, trong trường hợp cha mẹ thực sự cần con cái kết hôn thì họ sẽ chấp nhận điều đó. Hầu hết những người thuộc nhóm này đều có tâm lý thờ ơ với các mối quan hệ. Chịu tác động của môi trường xung quanh, họ cho rằng kết hôn với ai cũng vậy.
Nhóm còn lại thì kiên quyết phản đối việc nghe theo yêu cầu của cha mẹ rồi kết hôn. Họ có quan điểm rằng, đây là hành động không lý trí. Nếu phụ huynh chỉ dựa trên ý kiến cá nhân mà ép buộc con cái, không quan tâm tới cảm nhận thực sự thì cuộc hôn nhân này không khác gì một nhiệm vụ cứng nhắc.
Trong xã hội ngày nay, ngày càng nhiều người trưởng thành có xu hướng kết hôn muộn. Sinh hoạt bận rộn, nhịp sống vội vàng khiến họ khó kiếm được “một nửa” đích thực để cùng mình chia sẻ đời sống hôn nhân. Họ thường phải chịu áp lực giục cưới khá lớn từ cha mẹ, họ hàng, những người thân quen xung quanh.
Không ít người trong số đó không đủ mạnh mẽ để đối mặt với áp lực. Chịu sự thúc ép từ môi trường xung quanh, đặc biệt là chính cha mẹ của mình khiến họ nhanh chóng “gật đầu”, chấp nhận những cuộc mai mối vội vàng, rồi kết hôn chớp nhoáng.
Quá trình vun đắp tình cảm bị lược bớt nên đa số còn chưa kịp hiểu về đối tượng kết hôn, nhưng đã bắt đầu ràng buộc với nhau bằng rất nhiều nghĩa vụ và trách nhiệm.
Những cuộc hôn nhân như vậy thường có ba kết quả:
Một là, sau vài tháng hoặc vài năm chung sống, cả hai sẽ ly thân hoặc thậm chí là ly hôn vì quan hệ bất hòa.
Hai là, cuộc sống bình ổn, cả hai không xảy ra tranh chấp quá lớn, cùng nhau chăm sóc con cái và già đi.
Thứ ba là, cả hai không có tình cảm nhưng chịu ràng buộc bởi trách nhiệm nên vẫn chung sống và cùng nhau nuôi dưỡng con cái. Nhưng trong tâm lý, họ sẽ rất dễ bị sa ngã vào những mối quan hệ ngoài luồng vì không có nền tảng tình cảm với vợ/chồng.
Độ tuổi kết hôn ngày càng muộn và những người trẻ gặp không ít áp lực "giục cưới" từ bố mẹ, ông bà. Ảnh: StockSnap
02. Hai tiếng “đạo hiếu” không dễ dàng
Mạnh Tử viết: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại.” Nghĩa là, tội bất hiếu có ba điều, mà không con nối dõi là lớn nhất.
Trong quan niệm truyền thống của người Trung Quốc, hai chữ “hiếu thảo” đi liền với “nối dõi tông đường” từ lâu đã ăn sâu vào lòng người. Vì cha mẹ đã vất vả nuôi nấng chúng ta nên người, trách nhiệm của chúng ta là phải kết hôn, sinh con đẻ cái và nuôi dưỡng thế hệ tiếp theo. Đó là cách để đền đáp ơn dưỡng dục của phụ huynh.
Thực tế, quan niệm này đã không còn phù hợp với lối sống hiện đại. Những người trưởng thành được dạy cách tự chịu trách nhiệm với mọi quyết định và lựa chọn của cuộc đời mình. Vì thế, khi họ bước vào một cuộc hôn nhân, họ cũng là đối tượng phải có nhận thức sâu sắc nhất về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình mới.
Không ai muốn bắt đầu một chặng đường mới khi bản thân chưa chuẩn bị sẵn sàng. Kết hôn lại là chuyện đại sự cả đời. Hiếu thuận là việc nên làm nhưng không vì thế mà mất đi suy nghĩ riêng, cá tính riêng hoặc cuộc sống riêng. Như vậy, người ta gọi là “ngu hiếu”.
Vâng lời một cách mù quáng để rồi đánh mất chính mình cũng không phải điều mà các bậc phụ huynh sáng suốt mong được nhìn thấy.
03. “Cưới vì yêu thôi, đừng vì bố mẹ hay áp lực xã hội”
Giáo sư Liang Yongan, 67 tuổi, là học giả văn chương thuộc Đại học Phúc Đán. Ông là một nhân vật khá nổi tiếng trên mạng xã hội với rất nhiều video về lời khuyên trong các mối quan hệ dành cho giới trẻ. Nhờ sự thẳng thắn và thực tế của mình, giáo sư Liang thu hút được gần nửa triệu người theo dõi trên Bilibili, trang mạng chia sẻ video trực tuyến của Trung Quốc.
Giáo sư Liang đã gây chú ý không nhỏ khi chia sẻ quan điểm của mình về áp lực giục cưới đối với người độc thân. Trong video của mình, ông cũng đề cập đến nỗi lo lắng và bất an khi bị gia đình, dòng họ hối thúc hẹn hò hoặc lập gia thất.
Giáo sư Liang Yongan, 67 tuổi, là học giả văn chương thuộc Đại học Phúc Đán. Ông là một nhân vật khá nổi tiếng trên mạng xã hội với rất nhiều video về lời khuyên trong các mối quan hệ dành cho giới trẻ.
Đoạn video có tới 4,3 triệu lượt xem vì những quan điểm thẳng thắn như là: “Cha mẹ mong muốn tìm hạnh phúc cho các bạn, nhưng thật ra họ đang đào những cái hố để các bạn nhảy vào. Hãy nhìn tỷ lệ ly hôn cao ngất (ở Trung Quốc) mà xem."
Theo SCMP, Niên giám thống kê 2018 của Trung Quốc ghi nhận nước này có 240 triệu người độc thân trên 15 tuổi, bao gồm 215 triệu người chưa bao giờ kết hôn và 23 triệu người đã ly hôn.
Vị học giả U70 nhấn mạnh rằng, thay vì cưới một ai đó để làm vừa lòng người khác, việc đi tìm tình yêu chân thật quan trọng hơn rất nhiều.
"Tình yêu là thứ duy nhất trong lịch sử không thể xảy ra dưới áp lực. Chúng ta phải biết ơn các bậc sinh thành vì công lao nuôi dưỡng. Chúng ta cũng cần hiểu nỗi lo của họ, nhưng vẫn nên bảo vệ tầm quan trọng của tình yêu trong hôn nhân", ông khuyên nhủ. “Hãy cưới vì yêu thôi, đừng vì bố mẹ hay áp lực xã hội.”
Nguồn: https://toquoc.vn/the-he-sau-90-cua-trung-quoc-chiu-ap-luc-giuc-cuoi-moi-ngay-hai-tieng-dao-hieu-tro-nen-that-kho-khan-4202122108415352.htm
-
Những khoảng lặng của thị trường địa ốc
-
Địa ốc 7 ngày: Tháo gỡ nút thắt thị trường
-
Siêu bão sắp đổ bộ, BTC SEA Games 30 ra thông báo khẩn
-
Ford bắt đầu dừng sản xuất xe con tại Mỹ
-
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 9/11
-
Du học Mỹ ngành Business Analysis 2021 - ngành học
-
Người dùng phàn nàn pin tụt nhanh trên Galaxy Note7 bản thay thế
-
Facebook cảnh báo người dùng về các ứng dụng đánh cắp mật khẩu
-
Lọc tổng Canature: Sử dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu hiện nay
-
Công ty đại chúng đầu tiên bị thổi bay 1.000 tỷ USD giá trị thị trường