Diễn biến giá cà phê hôm nay 18/5
Tuần trước, giá cà phê chỉ có 1 ngày tăng, còn lại giảm sâu, lao dốc theo chiều thẳng đứng. Thị trường cà phê vốn rất nhạy cảm với các yếu tố tiền tệ. Suốt cả tuần qua, lo sợ lạm phát gây áp lực khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải thay đổi lãi suất vốn đang rất thấp. Điều này một lần nữa lại dấy lên tâm lý hoang mang khiến giới đầu cơ rút vốn, tạo nên một cuộc điều chỉnh giá xuống mạnh trên hai sàn cà phê phái sinh.
Hệ quả là giá cà phê trong nước rớt khỏi mốc cao nhất tính từ đầu năm 2021 là 35,2 triệu đồng chỉ trong thời gian ngắn.
Ghi nhận của TG&VN vào lúc 0h40 ngày 18/5 (giờ Việt Nam), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London giảm không đáng kể, kỳ hạn giao tháng 7, giảm 1 USD (0,07%), xuống 1.459 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm 2 USD (0,13%), xuống 1.484 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York đang có diễn biến trái chiều với robusta, quay đầu tăng. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7 tăng 1,65 Cent (1,14%), lên 146,65 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng thêm 1,65 Cent (1,12%), lên 148,6 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Phân tích kỹ thuật:
Giá cà phê trong nước giảm nhẹ 100 đồng/kg, tại hầu hết các địa phương trọng điểm trong ngày hôm qua. Tỉnh/huyện Giá thu mua LÂM ĐỒNG — Bảo Lộc ROBUSTA 31.500 (VNĐ/Kg) — Di Linh ROBUSTA 31.400 — Lâm Hà ROBUSTA 31.500 ĐẮK LẮK — Cư M'gar ROBUSTA 32.600 — Ea H'leo ROBUSTA 32.400 — Buôn Hồ ROBUSTA 32.400 GIA LAI — Pleiku ROBUSTA 32.300 — Ia Grai ROBUSTA 32.300 — Chư Prông ROBUSTA 32.200 ĐẮK NÔNG — Đắk R'lấp ROBUSTA 32.200 — Gia Nghĩa ROBUSTA 32.300 KON TUM — Đắk Hà ROBUSTA 32.300 HỒ CHÍ MINH — R1 33.800
Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, giá cà phê đồng loạt giảm, chất dứt chuỗi 5 tuần tăng liên tiếp trước đó.
Giá cà phê arabica tháng 7 đóng cửa tuần giảm mạnh 5,17% về mức 145 Cent. Với 4 phiên giảm và 1 phiên tăng, áp lực bán của giá cà phê arabica chủ yếu đến từ việc đồng Real suy yếu trở lại sau 6 tuần tăng liên tiếp.
Bên cạnh đó, áp lực bán chốt lời của giới đầu cơ sau khi giá tăng vọt trong thời gian ngắn, lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2017 cũng buộc giá cà phê arabica phải vào giai đoạn điều chỉnh.
Nông dân Brazil sẽ tiếp tục đầy mạnh hoạt động thu hoạch trong thời gian tới và điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, sẽ khiến lực mua có thể chưa quá mạnh vào đầu tuần. Tuy nhiên về dài hạn, nguồn cung giảm tại Brazil cùng kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế khi vaccine được triển khai rộng rãi vẫn sẽ là các yếu tố giúp cà phê có thể duy trì xu hướng tăng.
Về mặt kỹ thuật, đường MACD cắt xuống dưới đường Signal ở trên mức 0 cùng với RSI hướng xuống cho thấy giá có thể vẫn tiếp tục điều chỉnh trong đầu tuần này. Mục tiêu gần nhất sẽ là vùng giá 143,4 tại đường SMA20 và 141.50 tại đường Kijun của chỉ báo lchimoku.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tuần giảm mạnh 5,13%, với các diễn biến tương đồng với giá cà phê arabica. Dịch bệnh được kiểm soát tốt tại Việt Nam cùng với việc đồng USD phục hồi sau khi giảm về mức thấp nhất 3 tháng cũng là yếu tố gây sức ép lên giá cà phê robusta.
Sang tuần này, thời tiết được báo sẽ có mưa trở lại khi áp thấp nhiệt đới trên biển Ấn Độ Dương tiến sâu vào các khu vực trồng cà phê ở dọc bờ biển phía Tây Ấn Độ. Trong khi đó, thời tiết tại khu vực Tây Nguyên cũng được đánh giá ở mức tốt, với lượng mưa duy trì đều ở mức trung bình, vẫn sẽ là yếu tố gây áp lực lên giá.
Về mặt kỹ thuật, giá nhiều khả năng sẽ còn test lại mức hỗ trợ 1.450 trong đầu tuần này, trùng với đường Kijun của chỉ báo lchimoku và đường trendline tăng từ đầu tháng 4. Giá có thể giằng co mạnh quanh mức này để chờ các thông tin mới.