Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm nay đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho biết, mức tăng trưởng ấn tượng này là do tháng 2 trùng với Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm và du lịch của người dân tăng cao.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 2/2024 ước đạt 509,7 nghìn tỷ đồng, giảm 2,3% so với tháng trước và tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1,031 triệu tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 14,7%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,0% (cùng kỳ năm 2023 tăng 10,9%).
Theo Tổng cục Thống kê, tăng mạnh nhất là doanh thu du lịch lữ hành với mức tăng gần 36%. Nhờ hiệu quả từ các chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình kích cầu du lịch cũng như sự nỗ lực của chính quyền và người dân nên số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 2/2024 đạt hơn 1,5 triệu lượt người, tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 64,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3 triệu lượt người, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm trước.
Ở lĩnh vực này, vượt qua Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tỉnh Hà Nam và Đà Nẵng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất, gần gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống có mức tăng 14%. Một số địa phương có tốc độ tăng cao là Ninh Bình, Kiên Giang và Đà Nẵng.
Doanh thu dịch vụ khác trong 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 105,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,2% tổng mức và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2023, theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.231,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6%. Như vậy, mức tăng này đã vượt mục tiêu Chính phủ đưa ra từ đầu năm là tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường nội địa đã chứng minh cho vai trò quan trọng trong góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Với mức tăng của doanh thu bán lẻ như trên, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là vẫn có sự hấp dẫn rất lớn.
Nguồn: VTV
-
Đưa cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đi xuất khẩu lao động
-
Điểm mặt các băng nhóm ‘trấn giữ’ điểm nóng
-
Sản xuất cửa phòng mổ - Góp phần kiến tạo sự sống
-
Câu chuyện thành công của Nina Nguyễn Yến Nhàn: Đừng để doanh nghiệp điều khiển bạn
-
Bộ GD&ĐT công bố 120 cụm thi THPT Quốc gia năm 2016
-
Giá trị của tài sản vô hình trong M&A
-
Saigon Co.op: Khai mạc triển lãm 30 năm hình thành và phát triển
-
Chứng khoán Mirae Asset trở thành CTCK 100% vốn ngoại
-
Xây dựng Hòa Bình: Chủ tịch và một loạt lãnh đạo chủ chốt đăng ký mua gần 3 triệu cổ phiếu HBC
-
Từ 1/1/2022, người dân có thể mở thẻ ngân hàng online