Chia sẻ giải pháp thúc đẩy xử lý nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng, tại Diễn đàn kinh tế mùa Thu 2014 diễn ra sáng nay (28/9), TS. Cấn Văn Lực, đề nghị, cần tăng vốn điều lệ cho VAMC từ 500 tỷ đồng hiện tại lên 2.000 tỷ đồng.

Theo ông Lực, kinh nghiệm thế giới cho thấy, để đảm bảo xử nhanh, hiệu quả nợ xấu, thì vốn điều lệ của tổ chức xử lý nợ xấu cỡ 0,5- 20% tổng khối lượng nợ xấu.
Ngoài tăng vốn điều lệ, theo ông Lực, để thúc đẩy tiến độ xử lý nợ xấu, thời gian tới cần nghiên cứu, triển khai cơ chế mở đường cho VAMC bán nợ xấu cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nguồn tiền thu được từ bán nợ xấu sẽ giúp VAMC có thêm nguồn lực để mua các khoản nợ xấu mới.
Nhìn nhận về tiến độ tái cơ cấu 3 trụ cột là đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và khu vực tài chính, ngân hàng, ông Lực đánh giá, tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng diễn ra nhanh hơn, vì đầu mối chính rõ ràng. Tuy nhiên, với hai lĩnh vực còn lại thì hiện chưa rõ ai là người cầm trịch.
“Để thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, cần thành lập một Ủy ban giám sát nợ công, đồng thời cần xác lập tiêu chí rõ ràng hơn, để đánh giá hiệu quả của từng dự án đầu tư công. Kỷ luật ngân sách lỏng lẻo, nên cần khắc phục…”, ông Lực đề nghị.
{fcomment}
-
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Thanh niên ế lâu năm được mẹ đăng hẳn poster 'rao bán' với những tiêu chí hấp dẫn mọi cô gái, đặc biệt nhất là phần nhược điểm
-
Nhà đầu tư bất động sản đang chực chờ cơ hội
-
Bình Định: Hỗ trợ 32 tỷ đồng di dời khách sạn của Binh đoàn 15 ven biển Quy Nhơn
-
Những trợ thủ `thăng tiến như tên lửa` của ông Tập Cận Bình
-
Audi R8 V10 toàn thân bằng sợi carbon
-
Hoạt động săn hàng giá hời tạo lực đẩy cho chứng khoán Mỹ
-
Đại biểu Quốc hội: Việt Á có mua kit test rẻ về 'đội lốt' hàng tự sản xuất?
-
Ngôi nhà ở Hà Tĩnh có kiến trúc độc đáo được giới thiệu trên tạp chí Archdaily
-
Kinh doanh gì kiếm tiền nhanh nhất trong 3 năm tới?