Theo ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Đầu tư Nước ngoài (Bộ KH&ĐT), nhiều tập đoàn đặt công ty con ở các “thiên đường thuế”, rồi dùng công ty con đầu tư sang Việt Nam là bình thường. Hàng chục tỷ USD đã được rót vào Việt Nam theo cách này.
Cẩn trọng việc lách thuế?
Ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Đầu tư Nước ngoài cho rằng, nhiều tập đoàn đặt công ty con ở các “thiên đường thuế”, rồi dùng công ty con đầu tư sang Việt Nam là bình thường. “Nhà đầu tư thường lựa chọn địa điểm đặt trụ sở ở những nơi có lợi nhất (có mức thuế thấp). Việt Nam không phân biệt nhà đầu tư đến từ đâu, quan trọng là họ nộp đủ thuế theo pháp luật. Cơ quan chức năng giám sát việc nộp thuế, tránh lách, trốn thuế khi các công ty này hoạt động tại Việt Nam”, ông Thắng cho biết.
Theo ông Thắng, doanh nghiệp đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài đều do Bộ KH&ĐT cấp phép. Với doanh nghiệp xin đầu tư sang các “thiên đường thuế”, nếu họ giải trình được lí do chọn những địa danh đó để đầu tư, sẽ được cấp phép và triển khai.
Theo thống kê của Bộ KH&ĐT, nhiều “thiên đường thuế” đầu tư Việt Nam như Quần đảo Virgin 19,7 tỷ USD; Cayman 6,36 tỷ; Luxembourg 1,9 tỷ USD; Bermuda 232 triệu USD; Panama 51 triệu USD… |
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, cơ quan chức năng cần nghiên cứu, xem xét các nhà đầu tư đến từ “thiên đường thuế” xem có chuyện chuyển giá, lách thuế hay không. “Cơ quan chức năng tiếp cận thông tin doanh nghiệp liên quan hồ sơ Panama một cách cẩn thận và là căn cứ để điều tra, tìm ra công ty vi phạm. Nhất là trường hợp công ty thông báo lỗ, nhưng không phá sản mà tiếp tục mở rộng sản xuất”, ông Doanh cho biết.
Chiều 12/5, PVTiền Phongliên hệ với lãnh đạo Cục Đầu tư Nước ngoài, để tìm hiểu thông tin về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, nhưng đều bị từ chối, vì “đang đi công tác”.
Ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Đầu tư Nước ngoài (Bộ KH&ĐT).
Hàng chục tỷ USDvào Việt Nam
Theo thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài, Quần đảo Virgin (thuộc Vương quốc Anh) được xem như “thiên đường thuế”, nằm trong tốp 5 nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất vào Việt Nam (đứng sau Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan). Tính đến tháng 4/2016, các công ty đặt trụ sở tại quần đảo Virgin đã đầu tư 19,7 tỷ USD với 644 dự án trên cả nước, ở nhiều lĩnh vực khác nhau (riêng tháng 4/2016, có 11 dự án đầu tư cấp mới với số vốn 34,6 tỷ USD).
Ngoài quần đảo Virgin, quần đảo Cayman được nhắc đến với 70 dự án, tổng vốn đầu tư 6,36 tỷ USD tại Việt Nam. Đây là quốc đảo có số doanh nghiệp nhiều hơn số dân, với độ bảo mật thông tin cao và mức thuế thấp. Nhiều “thiên đường thuế” khác cũng có doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam như Luxembourg 1,9 tỷ USD; Bermuda có 6 dự án vốn đầu tư khoảng 232 triệu USD; Panama 51 triệu USD…
Ngoài ra, Singapore và Hồng Kông là nơi thường được các nhà đầu tư lựa chọn đặt trụ sở để đầu tư sang nước khác, vì có mức thuế thấp. Theo thống kê của Bộ KH&ĐT, đến 4/2016, Singapore có 1.600 dự án với tổng vốn đăng ký gần 36,3 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo, bất động sản, giáo dục, giải trí... Hồng Kông có 1.018 dự án còn hiệu lực, vốn đầu tư hơn 15,9 tỷ USD. Quy mô vốn bình quân 1 dự án của Hồng Kông là 17,8 triệu USD/dự án. Các dự án của Hồng Kông tập trung vào lĩnh vực sản xuất sợi, dệt nhuộm, may mặc. Hai dự án tiêu biểu như: Cty liên doanh Nam Phương Textile có tổng vốn đầu tư 120 triệu USD tại khu công nghiệp Việt Hương 2 (Bình Dương) và nhà máy nhuộm – sợi tại Long An do Tập đoàn Huafu đầu tư 136 triệu USD.
Nguồn 24h
-
Tìm hiểu tuyệt phẩm Seiko SSA308J1 từ A đến Z
-
Hapu place - Nhà hàng đẳng cấp và sang trọng hàng đầu
-
Bài học khởi nghiệp của ông chủ 28 tuổi lãi 200 triệu mỗi tháng
-
Cháy tại chung cư Hồ Gươm Plaza: Phát lộ nhiều sai phạm lớn
-
Học chứng khoán miễn phí có tốt như lời đồn?
-
Giá lên cao, MEF II lại thoái vốn khỏi Thế giới di động
-
Con tàu đường sắt nhọc nhằn tăng tốc
-
Hôn nhân của 2 sao Hàn giống Cát Phượng kết đôi người kém gần 20 tuổi
-
Ưu đãi thuế: Khoảng cách giữa chính sách và thực thi
-
VCBS đặt kế hoạch 150 tỷ đồng lợi nhuận