Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Keith Pogson, lãnh đạo phụ trách Dịch vụ tài chính - ngân hàng Tập đoàn Ernst & Young khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, Việt Nam nên cho phá sản những ngân hàng quá yếu kém, tồn tại như “xác sống”.
Đã hơn 2 năm từ khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khởi động chương trình tái cấu trúc hệ thống, nhưng một số ngân hàng trong diện yếu kém vẫn chưa được tái cơ cấu. Theo ông, Việt Nam có nên cho phép phá sản một số ngân hàng yếu kém, nhất là từ năm 2015, khi Luật Phá sản (sửa đổi) chính thức có hiệu lực?
Tôi nghĩ, Việt Nam nên áp dụng Luật Phá sản cho những ngân hàng quá yếu kém. Ở nhiều nước trên thế giới, chúng tôi có khái niệm “ngân hàng Zombie” (xác sống) để chỉ những ngân hàng vẫn tồn tại, nhưng không hoạt động được. Với những ngân hàng này, cần cho phá sản.
NHNN cũng tính bán lại những ngân hàng yếu kém cho nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí bán 100% vốn, song đến nay, chưa thương vụ nào thành công. Theo ông, nhà đầu tư nước ngoài muốn giữ tỷ lệ cổ phần chi phối ở một ngân hàng yếu kém, hay muốn nắm giữ tỷ lệ cổ phần hạn chế (tối đa 20% với đối tác chiến lược) ở ngân hàng lành mạnh?
Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư ngân hàng yếu kém sẽ phải bỏ ra 3 - 4 năm để xử lý các vấn đề của ngân hàng đó. Có thể 5 năm đầu tiên sau khi mua lại, nhà đầu tư sẽ không thu được lợi nhuận, mà còn phải bỏ nhiều chi phí, công sức để đưa ngân hàng hoạt động bình thường trở lại. Do đó, đối với nhiều nhà đầu tư, đây không phải là lựa chọn quá tốt.
Còn việc mua cổ phần hạn chế ở một ngân hàng không thuộc diện yếu kém cũng giống như việc bạn ngồi cạnh người lái xe, người lái tốt thì không sao, còn người lái ẩu, thì bạn sẽ bị ảnh hưởng. Các nhà đầu tư thường chọn những ngân hàng có người lái chắc chắn, tốc độ không quá nhanh để đầu tư. Chọn những ngân hàng có người lái quá mạo hiểm không phải là quyết định đầu tư khôn ngoan.
Riêng đối với các nhà đầu tư trong khu vực ASEAN, tôi nghĩ, sẽ có một câu hỏi đặt ra khiến họ cân nhắc khi đầu tư vào ngân hàng yếu kém tại Việt Nam. Cụ thể, năm 2015, Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN được hình thành. Và có thể đến năm 2020, các ngân hàng trong khu vực sẽ được thành lập tại Việt Nam. Như vậy, các nhà đầu tư sẽ xem xét có nên mua một ngân hàng yếu kém, rồi mất 3-4 năm, tốn nhiều công sức để xử lý hay không khi thời điểm năm 2020 không còn xa.
Nói như vậy, có nghĩa là lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam không còn hấp dẫn?
Đúng là mấy năm qua chưa có thương vụ nhà đầu tư nước ngoài mua ngân hàng yếu nào thành công. Tuy nhiên, tôi chắc chắn rằng, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất quan tâm đến tiềm năng thị trường ngân hàng Việt Nam, bởi nhiều yếu tố như quy mô dân số lớn, thị trường còn non trẻ. Tôi đã trao đổi với các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ tỷ lệ cổ phần tại các ngân hàng Việt Nam, họ cho biết, không có ý định thoái vốn và tin tưởng vào tiềm năng thị trường Việt Nam.
baodautu.vn
{fcomment}
-
PVX đạt 26,5 tỷ đồng lợi nhuận
-
Tìm kiếm nhà thầu xây nhà thô - Đâu là địa chỉ tin cậy?
-
Hoạt động M&A trong ngành ngành hàng tiêu dùng ở Việt Nam
-
Sẽ có kết quả thanh tra các dự án khu đô thị tại Hà Nội trước tháng 10
-
MWG: Mekong Enterprise Fund II tiếp tục thoái vốn
-
Xu hướng thiết kế nội thất 2019: Đá ốp nhân tạo gốc thạch anh
-
Bất động sản Sài Gòn M&A sôi động
-
Ngôi nhà cổ duy nhất ở miền Tây được UNESCO công nhận di sản văn hóa
-
Giá vàng hôm nay 5/8: Tăng sốc, vượt 2.000 USD/ounce, cao nhất mọi thời đại
-
"Choáng" với tài sản ông Phạm Nhật Vượng cùng loạt thương vụ "phủ sóng" năm 2018