Tài trợ thương mại: Sân chơi không còn của riêng các… ông lớn

Mức tăng đáng chú ý với con số tuyệt đối tăng hơn 21,3 tỉ USD so với cùng kỳ năm 2013 của kim ngạch xuất nhập khẩu cho thấy, đây tiếp tục là thị trường đầy tiềm năng, một “miền đất hứa” cho các ngân hàng thúc đẩy phát triển dịch vụ tài trợ thương mại.

Chỉ tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt gần 191,4 tỉ USD và tương đương mức tăng tới 12,5% so với cùng kỳ năm 2013. Đóng góp vào mức tăng lớn này, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt có mức tăng tương ứng 14,4% và 10,7%. Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng năm 2014 nhờ đó đạt mức thặng dư hơn 3,07 tỉ USD.

 

Miền đất hứa

Mức tăng đáng chú ý với con số tuyệt đối tăng hơn 21,3 tỉ USD so với cùng kỳ năm 2013 của kim ngạch xuất nhập khẩu cho thấy, đây tiếp tục là thị trường đầy tiềm năng, một “miền đất hứa” cho các ngân hàng thúc đẩy phát triển dịch vụ tài trợ thương mại. Điều này cũng giải thích vì sao, trong một vài năm trở lại đây, bên cạnh tình hình kinh tế vĩ mô không gặp được nhiều thuận lợi cho áp lực khủng hoảng của kinh tế thế giới, các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng phải đối mặt thường xuyên với sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng nước ngoài và không ít ngân hàng lớn trong nước trong việc phát triển và cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại.

Với đặc thù là một sản phẩm cung cấp giải pháp hỗ trợ tài chính tối ưu cho các doanh nghiệp trong suốt quá trình từ sản xuất, kinh doanh đến xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại vốn được coi là thế mạnh riêng của các “ông lớn” ngân hàng trong nước như Vietcombank, VietinBank, BIDV hay một số nhà băng nước ngoài như HSBC, ANZ với tiềm lực tài chính lớn mạnh và mạng lưới quan hệ rộng khắp với các định chế tài chính thế giới. Song thị trường cho tài trợ thương mại những năm gần đây trở nên sôi động hơn rất nhiều với sự góp mặt của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần vốn bị coi là “chiếu dưới”.

SeABank tham gia nhiều hoạt động tài trợ thương mại.
SeABank tham gia nhiều hoạt động tài trợ thương mại.

Điểm nhấn quan trọng hơn cả là tại các ngân hàng cỡ vừa, dịch vụ tài trợ thương mại ngày càng được phát triển đa dạng và phong phú tương ứng với nhiều phương thức thanh toán tiện ích. Không ít ngân hàng cũng sẵn lòng phối hợp cùng doanh nghiệp nhằm thiết kế và đưa ra những giải pháp tài trợ phù hợp với đặc điểm, chu trình kinh doanh và nhu cầu riêng biệt của từng doanh nghiệp.

Cạnh tranh bằng sự linh hoạt

Sự đa dạng, phong phú và linh hoạt theo nhu cầu của từng khách hàng, đồng thời yếu tố tin cậy mà các ngân hàng TMCP đang tạo lập qua hoạt động tài trợ thương mại chính là yếu tố thuyết phục đông đảo các đại gia, tập đoàn lớn trong nước tin tưởng sử dụng dịch vụ. Mới đây nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) gây xôn xao thị trường tài chính khi mạnh tay tài trợ mua máy bay cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Ngoài giá trị tài trợ lớn, lên tới gần 61 triệu USD, đây cũng là lần đầu tiên một ngân hàng trong nước tài trợ toàn bộ 100% giá mua máy bay. Vượt qua ý nghĩa thương mại đơn thuần, hợp đồng này cho thấy sự trưởng thành xuất sắc về tiềm năng tài chính, chất lượng dịch vụ và yếu tố tin cậy của các ngân hàng trong nước. “Cuộc chơi” tài trợ thương mại dường như không còn là của riêng các đại gia ngân hàng lớn.

Thành quả mà SeABank đạt được.
Thành quả mà SeABank đạt được.

Song trước khi đến với hợp đồng của Vietnam Airlines, nhiều ngân hàng, như SeABank cũng liên tục chứng minh vị thế trong tài trợ thương mại qua một loạt gói đồng tài trợ lớn lên tới có giá trị lần lượt 150 triệu USD và 200 triệu USD cho các dự án thăm dò khai thác dầu khí của TCty Thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP) hay gói 158,7 triệu USD cho dự án mua giàn khoan tự nâng 400 feet của PV Drilling Overseas (PVD)…

Sự tin tưởng của các doanh nghiệp cũng như những nỗ lực vượt bậc trong việc cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại của các ngân hàng trong nước thực tế không nằm ngoài tầm quan sát của các tổ chức, diễn đài tài chính lớn trên thế giới. Điều này giải thích vì sao, Global Banking & Finance Review (GBAF) - một diễn đàn tài chính hàng đầu tại Vương quốc Anh - vừa mới đây bình chọn SeABank là Ngân hàng có dịch vụ tài trợ thương mại xuất sắc nhất Việt Nam 2014.

Bên cạnh giải thưởng “Best Bank for Project Financing 2014”, GBAF cùng lúc trao tặng cho SeABank giải thưởng quan trọng khác là “Ngân hàng có dịch vụ thẻ tín dụng đồng thương hiệu xuất sắc nhất Việt Nam 2014” cho sản phẩm thẻ đồng thương hiệu MobiFone - SeABank Visa. Đồng thời, tổ chức này cũng bình chọn bà Lê Thu Thủy - Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT SeABank là “Nhà lãnh đạo ngân hàng trẻ xuất sắc nhất Việt Nam 2014” cho những nỗ lực và giá trị mà nhân vật này đóng góp vào quá trình phát triển của SeABank nói riêng và ngành ngân hàng nói chung trong thời gian gần đây.

{fcomment}