Đây là một nội dung trong kế hoạch triển khai giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 của Đề án Ngoại ngữ 2020.

Cụ thể, bắt đầu từ năm 2017 sẽ triển khai chương trình dạy và học bằng ngoại ngữ một số môn cơ bản, cơ sở, chuyên ngành và tự chọn ở bậc đại học với khoảng 20% sinh viên của các ĐHQG, ĐH vùng và một số trường ĐH có đủ điều kiện và tăng dần tỉ lệ hàng năm; mở rộng dần số trường và địa phương để đạt tỉ lệ 60% vào năm 20205.
Riêng các trường sư phạm, hoàn chỉnh và phát triển chương trình đào tạo giáo viên dạy các môn Toán, khoa học tự nhiên bằng ngoại ngữ ở giáo dục phổ thông.
Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phát triển chương trình tiếng Anh nghề nghiệp giúp học sinh có cơ hội được học tập, trang bị những kiến thức cần thiết của ngành nghề, sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động đa ngôn ngữ, đa văn hóa trong tương lai.
Đồng thời, tiếp tục sử dụng các chương trình ngoại ngữ chuyên ngành (tiếng Anh, tiếng Đức) đã được ban hành đối với giáo dục chuyên nghiệp; xây dựng, phát triển thêm các chương trình ngoại ngữ chuyên ngành khác.
Khuyến khích xã hội hóa để triển khai chương trình ngoại ngữ chuyên ngành. Đến năm 2020, 60% học sinh TCCN và học nghề và đến 2025 có 90% học sinh TCCN, học nghề đạt năng lực bậc 3 ngoại ngữ và có năng lực ngoại ngữ chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
Nguồn GDTĐ
-
100 khách hỏi 5 người mua: Black Friday 2021, 'ngày đen tối' với chủ shop
-
Vay nặng lãi trong vụ Huyền Như: “Tội của bị cáo là tin Như”
-
Đồ đồng khảm ngũ sắc: Tinh xảo, sắc nét, đẹp mãi với thời gian
-
'Lướt sóng' bất động sản có thực sự hết thời?
-
Tín dụng nông thôn nhìn từ câu chuyện tại Long An
-
SHB lại gặp “hạn” với di sản của Habubank
-
Quảng Ngãi: Dưa hấu chất đống ven đường chờ giải cứu
-
DQC: Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 175,5 tỷ đồng
-
Honda CR-V có thể dự đoán nguy cơ bị “tạt đầu”
-
Góc nhìn kỹ thuật phiên 22/9: Xuất hiện dấu hiệu quá bán