Nga được cho là đã chuẩn bị sẵn cách thức đối phó trước nguy cơ bị phương Tây đánh cắp tài sản ở nước ngoài.
Trong thời gian qua, báo chí Nga đã nói nhiều đến nguy cơ bị phương Tây đánh cắp tài sản ở nước ngoài, do vậy các nhà kinh tế tại Moskva phải sẵn sàng cách thức đối phó.
Các nước phương Tây thường nói về sự cần thiết phải tịch thu tài sản vàng và ngoại hối của Nga, vốn hóa lên tới khoảng 300 tỷ USD. Họ cũng đề cập đến việc có thể chuyển số tiền này sang Ukraine. Tuy nhiên Moskva có cơ hội để đáp ứng một cách thỏa đáng ranh giới như vậy.
Trước hết, nếu phương Tây đánh cắp tài sản của Nga, Moskva có thể buộc những nước tương ứng bán tài sản của họ trên lãnh thổ Liên bang Nga với giá bằng một nửa. Nếu khoản tiền của Nga được chuyển đến Kyiv, Moskva sẽ có quyền cưỡng đoạt tài sản của phương Tây ở nước mình.
Cùng với đó, việc tịch thu tài sản của Nga sẽ làm tổn hại đến uy tín của phương Tây "văn minh". Các nhà đầu tư sẽ hướng dòng vốn chảy ra khỏi những quốc gia mà quyền sở hữu tư nhân không còn thiêng liêng như người ta vẫn nghĩ.
Như vậy, 300 tỷ USD tiền của Nga mà các địch thủ của Moskva đang muốn tịch thu có thể khiến các "nền dân chủ" phương Tây phải trả giá đắt hơn rất nhiều.
Ngoài ra sau 4 tháng phát động chiến dịch quân sự đặc biệt của Liên bang Nga, Ukraine giờ đã cần khoảng 1 nghìn tỷ USD để khôi phục, và các tài sản được lựa chọn của Nga sẽ không giải quyết được mọi vấn đề của Kyiv.
Nhưng trước nguy cơ bị cưỡng đoạt tài sản, để bảo vệ lợi ích của mình, Điện Kremlin nên thể chế hóa những bước đi nói trên, mục đích nhằm nhắc nhở về “món nợ lịch sử” đối với các nước phương Tây trong bất kỳ cuộc tiếp xúc quốc tế nào.
Ngoài ra không được quên khoản lãi cộng dồn của khoản tiền nói trên. Trong tương lai, với sự thay đổi của tình hình chính trị toàn cầu, dự báo sẽ có khá nhiều cơ hội để giải quyết vấn đề tế nhị này.
Trong diễn biến khác, vào ngày 5/7, tại Sở giao dịch Moskva, đồng USD đã vượt mốc 60 RUB lần đầu tiên xảy ra kể từ ngày 8/6, bên cạnh đó, đồng Euro cũng đạt tới con số 62 RUB lần đầu tiên kể từ ngày 10/6.
"Tình hình dự kiến đó là vào quý 4, chúng ta sẽ thấy đồng USD ở mức 70 RUB, nhưng sẽ không ai để nó tăng trên 80 RUB, vì đây là những thiệt hại tương đối lớn với nền kinh tế của chúng ta", nhà khoa học chính trị đồng thời là nhà nhà kinh tế học Konstantin Dvinsky cho biết.
Chuyên gia làm rõ xu hướng này có hai lý do. Đầu tiên là khách quan. Nhập khẩu vào Nga bắt đầu phục hồi. Các chuỗi hậu cần mới đang hình thành, vấn đề chuyển tiền ngày càng tốt hơn và việc nhập khẩu song song đã bắt đầu có hiệu quả.
Thứ hai là chủ quan. Những gì đang xảy ra bị ảnh hưởng bởi việc dỡ bỏ các hạn chế tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga và Bộ Tài chính.
Chuyên gia chỉ ra rằng Ngân hàng Trung ương Nga cho phép các cá nhân rút tối đa 1 triệu USD mỗi tháng ra nước ngoài (trước đây chỉ được phép chuyển 150.000 USD) và Bộ Tài chính cũng cho phép các nhà xuất khẩu chuyển thu nhập ngoại hối của họ vào tài khoản nước ngoài.
Ông Dvinsky cho rằng nếu có một lượng lớn ngoại tệ thì bạn cần phải tìm cách sử dụng nó chứ không nên từ chối các dòng tiền. Chuyên gia nhấn mạnh rằng nếu nhà nước, ví dụ, cần 1 USD với giá 75 RUB thì có khá nhiều lựa chọn về cách thực hiện.
Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga luôn nhấn mạnh vào quan điểm của mình - tuân thủ “tỷ giá thả nổi”.
Nguồn: anninhthudo.vn
-
Tuần qua, tự doanh trở lại mua ròng nhỏ giọt
-
Lamborghini 5-95 Zagato - siêu phẩm thiết kế
-
Không gian sống gần gũi với thiên nhiên được lòng người trẻ
-
'Lóa mắt' trước cơ ngơi hoành tráng của dàn sao Việt trên đất Mỹ
-
Huấn luyện viên thể hình 29 tuổi tử vong vì dùng caffeine quá liều
-
Từ chàng thanh niên bén duyên say mê với nghề cá tới nghệ nhân thủy sản
-
Mua máy bơm Dooch - Đến ngay NKD
-
Giá khí đốt ở châu Âu lần đầu tiên xuống dưới 900 USD/1.000 m3 kể từ tháng 2
-
Cải tiến trang phục bảo hộ ngăn ngừa Covid-19
-
Gợi ý nhà hàng cho các tín đồ mê hải sản