Ngân hàng Nhà nước, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Công ty Tài chính Phát triển Hà Lan (FMO) và Quỹ đầu tư Dragon Capital tại Việt Nam (DCG) vừa giới thiệu Sổ tay hướng dẫn về Giao dịch với bên liên quan dành cho các ngân hàng thương mại.
Trong khu vực ngân hàng Việt Nam hiện nay, các giao dịch bên liên quan (các hợp đồng kinh tế, hay các giao dịch khác giữa hai bên có kết nối với nhau bởi một mối quan hệ đặc biệt nhất định phát sinh từ trước khi tiến hành giao dịch) khá phổ biến và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ bê bối trong ngành tài chính gần đây.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng (NHNN) cho biết, các giao dịch với bên liên quan nhằm trục lợi đã làm suy yếu ngành ngân hàng Việt Nam và ngày càng thách thức tính chuẩn mực của thị trường tài chính Việt Nam.
Trên thực tế, khu vực ngân hàng luôn được coi là động cơ của cỗ máy tăng trưởng và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Sự sụp đổ của một ngân hàng sẽ ảnh hưởng liên hoàn đến cả hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, chất lượng quản trị ngân hàng luôn là yếu tố cần được quan tâm đặc biệt.
Các giao dịch với bên liên quan, nếu không được thực hiện trên nguyên tắc thị trường, theo ông Marnix Monsfort, Giám đốc Tài chính khu vực châu Á của FMO, sẽ là nguy cơ đe dọa ngành tài chính ở rất nhiều nước, không chỉ riêng Việt Nam. Do đó, các ngân hàng thương mại cần phải đảm bảo rằng, tất cả các giao dịch bên liên quan không được thực hiện với các điều khoản và điều kiện ưu đãi hơn so với các giao dịch với các bên không liên quan trong các trường hợp tương tự.
Cùng quan điểm, bà Nguyễn Nguyệt Anh, chuyên gia của IFC cũng cho biết, giao dịch bên liên quan luôn được xem là tình huống có khả năng dẫn đến xung đột lợi ích, nên cần phải được xem xét chặt chẽ. Các ngân hàng thương mại cần soạn thảo chính sách giao dịch bên liên quan như một phần nằm trong khung chính sách quản trị doanh nghiệp của mình.
Đồng thời, một môi trường giao dịch bên liên quan lành mạnh với sự chỉ đạo chặt chẽ từ cấp cao nhất là rất quan trọng và nó tạo điều kiện cho các nhân viên trong nội bộ ngân hàng giám sát hiệu quả hơn. Quản trị doanh nghiệp vững mạnh được thể hiện qua ý chí và cam kết của lãnh đạo ngân hàng, hệ thống xác định trách nhiệm giải trình và thông qua sự công bằng, tính minh bạch cùng với trách nhiệm đối với chính doanh nghiệp và các bên liên quan.
Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital chia sẻ, cải cách quản trị doanh nghiệp hiện nằm trong chương trình nghị sự hàng đầu của các nhà quản lý, các nhà đầu tư tổ chức và hội đồng quản trị các công ty. Một hệ thống quản trị doanh nghiệp tốt với các thành viên hội đồng quản trị thực sự độc lập và có năng lực cùng sự minh bạch về các giao dịch với bên liên quan là thiết yếu.
Sổ tay hướng dẫn về giao dịch với bên liên quan dành cho các ngân hàng thương mại cung cấp cho HĐQT và ban giám đốc của các ngân hàng các tham khảo về những thông lệ tốt nhất và các ví dụ cụ thể về thực thi các giao dịch bên liên quan để có thể áp dụng triển khai một cách dễ dàng và hiệu quả.
Mục tiêu của cuốn sổ tay này là hướng dẫn các ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả quản lý và giám sát giao dịch bên liên quan, đồng thời tăng tính minh bạch của các giao dịch bên liên quan.
Nguồn Tin nhanh chứng khoán
Tin nên đọc
-
Singapore Airlines lỗ kỷ lục 3,2 tỷ USD trong năm 2020
-
Ông Joe Biden âm tính với COVID-19
-
Gợi ý trung tâm tiếng Việt cho người nước ngoài uy tín, chất lượng
-
Khái niệm, ứng dụng và ưu điểm của máy bơm tuần hoàn nước người tiêu dùng nên biết
-
Thiết lập hệ thống KPI chuẩn chỉnh cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả
-
“Phá tan” mỡ thừa với 6 lời khuyên vàng ngọc
-
2 ngày không thấy người đàn ông ra khỏi nhà, hàng xóm sốc nặng khi tò mò mở cửa
-
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/8
-
Mãn nhãn với gian bếp có nội thất làm từ đá nhân tạo gốc thạch anh
-
Vân Hugo gửi tâm thư xúc động tới thiên thần nhỏ chưa chào đời: 'Đừng vì ai đó phản bội mà đau khổ'